KIM TIÊN HUỆ PHẬT: SƯ BÀ DƯƠNG THỊ SÂM

10 Tháng Ba 20212:05 CH(Xem: 1486)
su-ba-huynh-hoa-tien  TÔN DANH: KIM TIÊN HUỆ PHẬT
  THẾ DANH: DƯƠNG THỊ SÂM

  NGÀY THÁNG NĂM SINH: 1905
  SINH QUÁN: THỚI AN ĐÔNG, Ô MÔN, CẦN THƠ
  QUI THIÊN: 17 THÁNG 8 NĂM CANH NGỌ
                     (05/10/1990)

  VỊ TRÍ AN NGHĨ: TRÀ NÓC, CẦN THƠ
  HƯỞNG THỌ: 85 TUỔI


Sư Bà Dương Thị Sâm, giáo phẩm Phối Sư, thiên danh Thượng Sâm Thanh, phong danh Huỳnh Hoa Tiên, đắc vị Kim Tiên Huệ Phật.

Khi còn ở độ tuổi trên dưới 20, Đức Ngài Hoàng Nhị Thiên Ngôi Hai Trào Tam đã có nhân duyên đến Thánh Tịnh Chiếu Minh Minh Nguyệt để nhập thất tu Bá Nhựt Trúc Cơ do Sư Bà hướng dẫn. Trong suốt thời gian này, Ông Đạo Con (cách Sư Bà gọi Đức Ngài lúc đó) đã được Sư Bà chăm sóc với tất cả sự thương yêu. Cũng nhờ nhân duyên này, Đức Ngài đã trở thành bạn thân của tì kheo ni Trần Minh Thu, tức đạo cô Ngọc Vân Quang, con gái của Sư Bà, và hiền huynh Trần Nghĩa Trọng, ký giả TNT, con trai của Sư Bà.

Kể từ khi tha hương hải ngoại cho đến nay, Đức Ngài chưa từng trở lại viếng thăm Thánh Tịnh Chiếu Minh Minh Nguyệt. Nhưng không vì thế mà nhân duyên giữa Đức Ngài và Sư Bà chấm dứt. Vào ngày 2 tháng 6 năm Mậu Tuất (14/7/2018), đàn giờ Mão, tại Thánh Đàn Nam Thành, trực thuộc Tòa Đình Giáo Hội Thiên Trường, Sư Bà Huỳnh Hoa Tiên và thân mẫu
(khi còn tại thế) là Liên Hoa Tiên Nương đã giáng điển nối lại nhân duyên trước đây, với bài thánh giáo như sau:

Bấm Vào Thanh Để Nghe (pháp âm #194)

Dung nan chi câu đà phúc NHỊ

ĐẠO đạo phúc THIÊN cơ kháo nhơn đàng

CHỦ những kỳ công gia đàng thủ lễ

LIÊN HOA năm Canh [Tí] thấu ngoạn nhi đa.

[ĐẠO CHỦ NHỊ THIÊN = ám chỉ Đức Ngài Hoàng Nhị Thiên Ngôi Hai Trào Tam. LIÊN HOA = Liên Hoa Tiên Nương, phong danh của bà Nguyễn Thị Viên, thân mẫu của Sư Bà Dương Thị Sâm Huỳnh Hoa Tiên Kim Tiên Huệ Phật.]

 

Kỳ Tam THÁNH VÀNG CƠ phục lịnh

CHIẾU tướng oai đoàn kể phong dung

Lao tương tri lậu cơ cầu phúc thẩm

Tưởng đáo OAI NGHI kiếp trần sinh.

 

[VÀNG = Huỳnh.  CƠ = Nương. THÁNH VÀNG CƠ = ám chỉ Huỳnh Hoa Tiên Nương, là phong danh mà Mẹ Diêu Trì đã ban cho sư bà Dương Thị Sâm, Phối Sư Thượng Sâm Thanh của Chiếu Minh Minh Nguyệt, phong danh Huỳnh Hoa Tiên, đắc vị Kim Tiên Huệ Phật.]

 

Liên liên đăng nhiệm đồng trí tuệ

Điệu khúc LIÊN HOA phái nào xưa

CHIẾU chiếu tề QUỐC năng tri ngộ

Đoạn khúc đàn cơ chiếu [chỉ] BẠCH [NGỌC] KHAI.

 

[CHIẾU = Giáo Chủ Ngô Minh Chiếu (Ngô Văn Chiêu), Ngôi Hai Trào Một.  QUỐC = Hà Hưng Quốc, Đức Ngài Hoàng Nhị Thiên, Ngôi Hai Trào Tam. BẠCH KHAI = Bạch Ngọc Cung khai mở.]

 

Kỳ khúc đoạn nam cơ chi mệnh

Kháo đáo kỳ trần khải tiếm

Trung dung năng cơ kỳ khải tấu

Màn phục hồi đàn chiếu phong cơ.

 

Chí HUYỀN chiếu đoạn KỲ MÔN ĐẠO

Chánh chánh đồ lao khí Đông Nguyên

Tài phúc tận đoan KIỀN [THIÊN] trí đoạn

Nhánh nhánh công đồ tạo CÀN [THIÊN] hoan.

[HUYỀN = Huyền Thiên Thượng Đế = Huyền Khung Thượng Đế.]

 

Lộ ánh MAI [ANH] VÀNG [KIM] thâu về tiếp

Khí khái bác nhiên tộ lý xan thơ

Ri Ri Ra Ra Rị Rị Rà

Rà Rị Ri Ra Rá Rị Ri.

 

Hoán hoán tề nhiên cầu đồng nhi toại

Phúc dạ niên thông đáo ÂN UY

Nan chi tự từ nan chi tự

Phổ khắp nhuần KHAI ĐẠO di lai.

 

NƯƠNG NƯƠNG phúc thẩm chào Đông Nội

Tiếng tự cơ NHIÊN phán chi ĐĂNG

Chu chu Đông lai HÀ phú thùy lai

Đàn THIÊN xuân phổ khúc lai kỳ.

[NƯƠNG NƯƠNG = Kim Tiên Huệ Phật, Sư Bà Dương Thị Sâm. CHÀO ĐÔNG NỘI = Chào Đông Cung Nội Điện tức chào Đức Ngài. HÀ THIÊN = Đức Ngài Hà Hưng Quốc Hoàng Nhị Thiên Ngôi Hai Trào Tam.]

 

Tạo THIÊN phúc Kỳ Tam phủ đoản

Năng ký xuân đàng thảo tân du

Chiếu CHIẾU MINH NGUYỆT ĐÀN tiếu ngọa

Hỉ kiến môn đà Hỗ Già ban.

 

[Hỗ = hỗ thẹn.  Hỗ Già = cách xưng khiêm nhượng của Sư Bà Dương Thị Sâm Huỳnh Hoa Tiên tức Đức Kim Tiên Huệ Phật. CHIẾU MINH NGUYỆT ĐÀN = Chiếu Minh Minh Nguyệt Đàn cũng là Thánh Tịnh Chiếu Minh Minh Nguyệt tại Trà Nóc, Cần Thơ, trực thuộc Hội Thánh Chiếu Minh, Tòa Thánh Long Châu, nơi Sư Bà đã tu luyện và truyền đạo cho các môn đồ.]


Si Tăng Lấp-Pa Ô Si Cờ-Đa
Con Si Tà Ta Đà Si Cà Mạ
Si Ta La Ma Na Sí Ố-Ồ
Ô Ớ-Ơ-Ờ Ta La Ma Si
Si Ta Na Má Si Ca Na Tanh
Ma Si Na Măng Ná ...
 

[Đoạn đối đáp tiếng thiêng.]



TIỂU SỬ VÀ CÔNG ĐỨC TẠI THẾ:                                   

Đức KIM TIÊN HUỆ PHẬT, thế danh Dương Thị Sâm, đạo hiệu HUỲNH HOA TIÊN, sinh năm 1905 tại xã Thới An Đông, huyện Ô Môn, tỉnh Cần Thơ. Nay thuộc phừờng Trà Nóc, Thành Phố Cần Thơ, tỉnh Cần Thơ. Thân sinh là cụ ông Dương Văn Ký và cụ bà Nguyễn Thị Viên, thuộc gia đình Nho Giáo.

 

Sau khi nghiên cứu, tìm hiểu về giáo lý đạo Cao Đài và biết rõ có phương pháp tịnh luyện thuộc phái Chiếu Minh. Vào năm 1926 – 1927, Ngài cùng với chồng là ông Trần Văn Biện đến gặp trực tiếp Đức Quan Phủ Ngô Văn Chiêu để tìm hiểu đạo pháp. Thời gian này, ông Trần Văn Biện bị bệnh nan y (ung thư rốn) nhờ Đức Ngô chữa trị. Đức Ngô chỉ dùng bông huệ chưng trên Thiên Bàn đem xuống cho ngửi rồi bảo “Anh về, xuống sông tắm thì sẽ hết.” Thật vậy, về đến nhà làm y như lời chỉ dẫn thì bệnh từ từ khỏi hẳn. Từ đó Ông Bà quyết định xin Đức Ngô thâu nhận làm đệ tử.

 

Đức Ngô chỉ làm lễ nhập môn phái Chiếu Minh, lập thệ giữ trường chay cho Ngài và vị hôn phu, chớ không trao truyền bí pháp tịnh luyện. Đức Ngô nói : “Vợ chồng anh chị còn trẻ quá, mới 22 và 24 tuổi nên chưa thể thọ pháp được. Để sau này có người đến tận nhà chỉ truyền cho anh chị, pháp môn đó tận độ dễ hành hơn và rất kết quả.”  Khi trở về, Ngài chỉ giữ trường chay và sống cuộc đời bình thường.

 

Vào năm 1949, ông Dương Văn Lăng (sau là sư Giác Thiện) đến tận nhà Ngài để kêu gọi việc tu hành. Sau khi trao đổi, luận giải về lý đạo, hiểu rõ sự ích lợi và kết quả của bí pháp tịnh luyện Bá Nhựt Trúc Cơ… Ngài và vị hôn phu đã qui phục và cùng nhau đồng tâm hiệp thủ tu hành (đúng như lời tiên tri của đức Ngô Đại Tiên).

 

Được sự giới thiệu, vợ chồng Ngài gặp trực tiếp đức Thiện Phổ tức ông Hồ Vinh Quý, là cao đệ của đức Nhị Thiên Giáo Chủ (Võ Văn Phẩm) trao truyền bí pháp. Hôn phu của Ngài là ông Trần Văn Biện theo đức Thiện Phổ về núi Cấm tịnh luyện Bá Nhựt Trúc Cơ, sau khi mãn bá đạt phẩm vị Giáo hữu vô vi. Ngài DƯƠNG THỊ SÂM ở lại Thánh Tịnh Chiếu Minh Thanh Nguyệt (do cô Mười Trắc làm chủ Thánh Tịnh), nhập Bá Nhựt Trúc Cơ lần thứ nhất đạt phẩm vị Giáo sư Vô Vi và đạt ấn chứng Trảm Xích Long. Ngài tiếp tục tịnh Bá Nhựt Trúc Cơ lần thứ hai và thứ ba được đức Thiện Phổ xuất sư dạy đạo. Từ đó, Ngài cũng không ăn cơm, chỉ ăn rau quả vào năm 1950.

 

Năm năm sau khi tu lớp Bá Nhựt Trúc Cơ đã đạt kết quả ấn chứng viên mãn, nên Ngài được đức Thiện Phổ truyền tiếp pháp Thất Nhựt Thể Dương Tinh tại núi Cấm, chỉ trong vòng 15 phút thì Ngài đã đạt được thể nghiệm (so với những vị đồng tu khác, Ngài đạt kết quả với thời gian nhanh nhất). Có sự hiện diện đông đủ huynh đệ, tăng ni hàng trăm người, Ngài đã đạt phẩm vị Phối Sư Vô Vi và lần lượt bước qua những lớp Thập Ngoạt Hoài Thai, Tam Niên Nhủ Bộ, Cửu Niên Diện Bích. Sau khi qua lớp Tam Niên Nhủ Bộ thì Ngài đã xuất dương thần đi vân du khắp nơi.

 

Ngài Phối Sư Thượng Sâm Thanh tức Ngài DƯƠNG THỊ SÂM có truyền đạo cho bà NGUYỄN THỊ NỮ tại Chiếu Minh Thanh Nguyệt vào năm 1950, đến năm 1955 thì bà NGUYỄN THỊ NỮ liễu đạo. Sau khi liễu đạo, bà được đức Chí Tôn sắc phong cho là NGỌC NỮ TIÊN CÔ. Năm 1957, Ngài Ngọc Nữ Tiên Cô vâng Thánh chỉ của đức Chí Tôn giáng tả quyển kinh chơn đạo “Kim Giác Bí Pháp” để lưu truyền hậu thế.

 

Nhờ sự tu hành chơn chất và tấm lòng rộng mở, Ngài đã cảm được những người xung quanh tới lui tìm hiểu rồi nhập môn thọ pháp… Từ đấy, cốc của Ngài đã trở thành Thánh Tịnh Chiếu Minh Minh Nguyệt do Ơn Trên chỉ định. Dưới sự lãnh đạo của Hội Thánh Chiếu Minh, Tòa Thánh Long Châu và do sự giúp đỡ của Anh Lớn tỉnh đạo Thiên Huyền Tâm (đắc quả vị Đại Giác Kim Tiên, đã giáng cơ bút tả kinh “Đại Giá Thánh Kinh & Kinh Thánh Giáo Pháp” tại Thiên Lý Bửu Tòa vào đầu thập niên 80), Ngọc Minh Khai. Nơi đây cũng thường xuyên lập Đàn cầu cơ, mỗi lần lập Đàn mặc dù không ăn cơm nhưng Ngài vẫn lượm củi hái rau để chuẩn bị chu đáo cơm nước cho huynh đệ. Ngài thường được Ơn Trên khen tặng và nêu gương tốt cho mọi người. Nhờ những sự khổ khó tu hành của Ngài nên đã cứu độ được Cửu Huyền về Tiên cảnh. Thân Phụ của Ngài đã được Thượng Đế sắc phong là MINH NGUYỆT CHƠN NHƠN. Còn Thân Mẫu là LIÊN HOA TIÊN NƯƠNG.

 

Đến năm 1968, Ngài được Đức Diêu Trì Kim Mẫu ban Thánh Danh là HUỲNH HOA TIÊN.

 

Vào những năm 1970, ở chùa Phước Thạnh Tự (đền thờ Phật Mẫu) Tân Quới có lập Đàn. Đức Mẹ cho bài Thánh Giáo kêu gọi 4 gia đình ông Thông Hòa, ông Thông Liên, ông Thông Giác, ông Thông Linh và cùng ông Thông Hiệp ở đạo Hiếu Nghĩa qua Trà Nóc tìm Ngài Ph i S HU NH HOA TIÊN thọ bí pháp để tu hành giải thoát. theo Thánh Lịnh, mọi người sắp xếp cùng nhau đi ghé qua Trà Nóc tìm sư học đạo. Nơi đây lúc bấy giờ chỉ là ngôi chùa cây lá nghèo nàn nhưng chứa đầy tình thương đạo pháp. Với tấm lòng chân thất vị tha, bác ái của Ngài đã khiến mọi người thán phục (lời thuật lại của ông Thông Linh và ông Thông Giác).

 

Sau khi tịnh luyện Bá Nhựt Trúc Cơ xong, những vị này đã ra công sức và đóng góp vào xây dựng lên Lục Long (6 phòng tịnh) bán kiên cố y theo Thánh Lịnh của đức Diêu Trì Kim Mẫu. Từ đó đạo pháp nơi đây bắt đầu hưng thạnh hơn, mọi người khắp nơi đổ về tịnh luyện. thánh tịnh Chiếu Minh Minh Nguyệt từ đây bắt đầu thực sự là cảnh thiền môn.

 

Ngài Phối Sư HUỲNH HOA TIÊN thừa kế minh sư Thiện Phổ truyền pháp tịnh luyện Vô Vi theo chơn truyền Chiếu Minh Tân Pháp của Đức Nhị Thiên Giáo  Chủ Võ Văn Phẩm), gốc ở chợ An Hiệp Bến Tre, đã được mọi người biết đến. Đây là một chơn truyền Đại Đạo, là khoa Hình Nhi Thượng Học từ ngàn xưa những bậc hiền triết Thánh nhân trong các tôn giáo đã được mật truyền, rất phù hợp với các đạo thơ cổ đã bị thất chơn truyền. Ngày nay đức Nhị Thiên Giáo Chủ vâng sứ mạng Thượng Đế dựng lại để tận độ nhân sanh trong Kỳ Tam mạt pháp này.

 

Tính đến nay, Ngài HUỲNH HOA TIÊN có trên cả ngàn môn đồ bao gồm các tôn giáo như: Phật Giáo Hòa Hảo, Hiếu Nghĩa, Phật Giáo Thống Nhứt, Tăng Già Khất Sĩ, Tịnh Độ Cư Sĩ, Thiên Chúa, Minh Sư… và các chi phái đạo Cao Đài như : Tây Ninh, Bạch , Chiếu Minh, Minh Chơn Đạo, Tiên Thiên, Cao Đài Hội Giáo… Tuy nhiên, vì sợ thành kiến ngã chấp giữa tôn giáo, chi phái nên có rất nhiều vị thọ bí pháp rồi ẩn tu, không cho ai biết, bề ngoài thì vẫn giữ theo hình thức tôn giáo chi phái cũ của mình.

 

Trong những ngày cuối, mặc dù sức khỏe rất yếu nhưng Ngài vẫn thường khuyên nhủ đệ tử ráng lo tu. Ngày 15 tháng 08 âm lịch năm 1990, ông Ngọc Tịnh Vân – Phó Chưởng Quản Cửu Trùng Đài và ông Huỳnh Thiện Long – Giáo Sư tâm pháp, nhị vị đại diện Hội Thánh Chiếu Minh Tòa Thánh Long Châu đến thăm hỏi và cầu chúc Ngài sớm mạnh khỏe để tiếp tục dẫn dắt nhân sanh. Ngài trả lời : “Có chiếu triệu rồi, phải về thôi”… và “Trễ thời kỳ khó gặp đặng Ta.” (có sự chứng kiến đông đủ con cháu và đệ tử). Rằm tháng 08 âm lịch năm 1990, Ngài nói đi phó hội Bàn Đào trên Diêu Cung. Thật vậy, đêm 15 đến chiều 16 tháng 08 âm lịch năm 1990 Ngài chỉ nằm thiêm thiếp. Đến chiều ngày 16 – 08 âm lịch năm 1990, bỗng Ngài khỏe lại, tinh thần sáng suốt, đệ tử xúm lại quây quần phấn khởi và đỡ Ngài ngồi dạy để chụp hình k niệm.

 

Ngài đã hoàn thành sức mạng nên nay cỡi Hạc qui Tiên. Vào lúc 16h30 ngày 17 tháng 08 âm lịch năm Canh Ngọ nhằm ngày 05 tháng 10 năm 1990, Ngài Phối Sư HUỲNH HOA TIÊN đã an nhiên thị tịch tại Thánh Tịnh Chiếu Minh Minh Nguyệt thuộc phường Trà Nóc – Thành phố Cần Thơ, trước sự chứng kiến đông đủ các đệ tử, con cháu và thân nhân đặc biệt có sự hiện diện của sư cô Tỳ Kheo Ni Lan Liên ở Tịnh xá Ngọc Tường thị trấn Giá Rai Minh Hải (sư cô là đệ tử của đức Thiện Phổ, được Ngài truyền pháp).

 

ẤN CHỨNG HIỂN ĐẠO:

Trong lúc lâm chung, Ngài Phối Sư HUỲNH HOA TIÊN nhắm kín đôi mắt, đến lúc hiếu tử Trần Thị Đang và các đệ tử thành tâm cầu nguyện thì khoảng 15 phút sau, mắt trái từ từ mở ra càng lúc càng lớn. Đó là một trong những ấn chứng kết quả thành đạo của người tu Đại Thừa, Cao Đài Giáo. Đến 21 giờ cùng ngày, lễ tẩn liệm bắt đầu, mắt trái vẫn mở trước sự chứng kiến của anh Bảy Hiển và hàng ngàn đệ tử, thân nhân con cháu.


Sau khi qui tiên, Sư Bà Dương Thị Sâm Huỳnh Hoa Tiên Kim Tiên Huệ Phật đã từng nhiều lần giáng đàn cho biết mình đã đắc quả vị. Thí dụ như:

 

Chiếu sắc lịnh Diêu Cung Hoàng Mẫu

Cho Hậu Giang rõ thấu huyền vi

HUỲNH HOA TIÊN đã hồi qui

Về chầu Hoàng Mẫu kịp kỳ Long Hoa

Về mượn điển dạy mà con trẻ

Ban Tiên ngôi, con mẹ trùng phùng

KIM TIÊN HUỆ PHẬT DIÊU CUNG

Sen vàng chín phẩm để dùng độ dân

Tuân lời Mẫu ân cần mượn điển

Giáng kêu con thực hiện tình thương

Mẹ về xuống bút vài chương

Cúi đầu bái tạ từ đường tổ tông…
(Thánh Giáo ngày mùng 9 tháng 9 Âm Lịch năm Canh Ngọ 1990 tại Cái Gia, Vĩnh Long. Trích: Tiểu Sử Kim Tiên Huệ Phật, ấn bản 2011, Chiếu Minh Minh Nguyệt.)

 

Và,

 

THI:

KIM thọ sắc phong trước Bửu Tòa

TIÊN phàm hai ngã khác nhau xa

HUỆ tâm giác ngộ nhờ tu luyện

PHẬT tánh từ bi học nhẫn hòa.

 

BÀI:

Ngày trở gót về ngôi Tiên cảnh

Xa những điều âm lạnh trần gian

Diêu Cung lịnh ngự xe Loan

Bâng khuâng cúi lạy Mẫu Hoàng chư Tiên

Hạ lịnh xuống điện tiền ban thưởng

Hội công đồng vô lượng kim thân

Ngôi Hai phán dạy ân cần

Công con đã được đắc phần Thiên Tiên

Ngôi Phật cảnh vi quyền Bồ Tát

Cổi lớp phàm chứng đạt thâm công

Ban cho Tiên tửu xe rồng

Tiêu dao khắp cõi trần hồng Tam Thiên…

(Thánh Giáo đêm 18 tháng 8 âm lịch năm Giáp Tuất 1994 tại Cái Gia, Vĩnh Long. Trích: Tiểu Sử Kim Tiên Huệ Phật, ấn bản 2011, Chiếu Minh Minh Nguyệt.)

Nam Mô Vô Thượng Hư Không Diêu Trì Kim Mẫu Vô Cực Từ Tôn.
Nam Mô Cửu Vị Phật Mẫu Diêu Cung.
Nam Mô Tứ Thập Nhị Phật Mẫu Tây Thiên Vô Cực Cung.
Nam Mô Kim Tiên Huệ Phật. 


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn