BÁT NƯƠNG DI HOA KIM HẢI

12 Tháng Ba 20212:05 CH(Xem: 3019)
bat-nuong  TÔN DANH: BÁT NƯƠNG DI HOA KIM HẢI
  THẾ DANH: PHẠM XUÂN THU
  SINH QUÁN: ĐÀ NẴNG, VIỆT NAM

  NGÀY THÁNG NĂM SINH: 2 THÁNG 3 NĂM KỶ HỢI 1959
  TRIỀU THIÊN: GIỜ DẬU NGÀY 4 THÁNG 4 BÍNH THÂN (10/5/2016)  
  TẠI CALIFORNIA, HOA KỲ

  HƯỞNG THỌ: 57 TUỔI

bat-nuong-2bat-nuong-3












CÔNG ĐỨC TẠI THẾ:                                  


Bát Nương Di Hoa Kim Hải là vị mẫu thứ tám trong Cửu Vị Tiên Nương dưới trướng Diêu Trì Kim Mẫu Vô Cực Đại Từ Tôn.  Cửu Vị Tiên Nương Diêu Trì Cung thực ra là 9 vị Phật Mẫu của Tây Thiên Vô Cực Cung được điều qua Diêu Trì Cung tiếp tay với Phật Mẫu Diêu Trì nên còn có tôn danh là Cửu Vị Phật Mẫu Diêu Cung và cũng được thế gian biết đến với tôn danh là Liên Hoa Cửu Phẩm Lệnh Bà.  Kim Mẫu Diêu Trì hay Phật Mẫu Diêu Trì hay Mẹ Diêu Trì chỉ là một. Thị hiện uy quyền thì danh xưng là Kim Mẫu Diêu Trì, thị hiện trí huệ thì danh xưng là Phật Mẫu Diêu Trì, thị hiện tình thương dành cho địa cầu này thì danh xưng là Địa Mẫu Diêu Trì.  
 

Bát Nương Di Hoa Kim Hải từng hóa thân nhiều lần trên đất nước Việt Nam và trong số những hóa thân trước đây từng được tiết lộ qua thiên thơ gồm có: (1) nữ chúa Hồ Đề, người hiệp quân cùng hai bà Trưng chống Tây Hán, dân chúng tôn vinh là vị Thiên Sứ cỡi Voi Trắng; (2) thái hậu Dương Vân Nga thời Đinh Lê; (3) công chúa Chiêu Thánh tên Phật Kim cũng là nữ hoàng đế Lý Chiêu Hoàng. Hóa thân gần đây nhất của Bát Nương chính là bà Phạm Xuân Thu, hạ thế ngày 2 tháng 3 năm Kỷ Hợi 1959 tại Đà Nẵng, triều thiên ngày 4 tháng 4 năm Bính Thân 2016 lúc 17:12 PM tại Thành Phố Gardena bang California.  Bát Nương Di Hoa Kim Hải còn có những tôn danh khác như là Bạch Liên Tiên Tử, Bạch Liên Hoa Công Chúa, Phổ Lạc Thiện Sư. Pháp khí của Bát Nương là giỏ hoa lam.

Bà Phạm Xuân Thu đã có khả năng thấu thị từ năm 13 tuổi.  Đến năm 2001 thì được khai mở trọn vẹn vào ngày Rằm tháng 10 âm lịch trong thời gian 100 ngày nhập thất tại Port Arthur bang Texas cùng với Đức Ngài.  Dưới sự quan sát của
Đức Ngài, chỉ nội trong ba canh giờ bà đã chuyển hóa hoàn toàn và trở nên phi phàm đến mức độ khó tin.  Linh thể bà được hai ngài QUÁN THẾ ÂM và ĐẠI THẾ CHÍ đưa đi tắm ao sen thất bảo (linh thể trở nên trong suốt như pha lê) rồi đưa về Diêu Cung ăn đào uống rượu MẸ ban (xác bà ngũ li bì trong suốt 2 tuần lễ). Sau đó thì bà được TỪ ÂN "mở cửa thiên môn" và được hướng dẫn "tu luyện trong vô hình" lại được trao cho cả "kim bài xuất nhập". Kể từ ngày đó mắt bà thấy hết mọi tầng trời, tai nghe hiểu và miệng nói được tất cả các loại tiếng thiên kể cả tiếng lưỡi và "ngôn ngữ ánh sáng", linh thể ra vào xác thể bất cứ lúc nào, tự tại chu du các cung cõi kể cả Bạch Ngọc Cung, Ngọc Hư Cung, Diêu Cung, Bích Vân Cung, Linh Tiêu Điện, Kim Loan Điện, Lôi Âm Các, Đâu Suất Nội Điện... để lo công việc cho Nam Bang Phật Quốc.  Bà đã rất kín miệng về khả năng tâm linh của mình cũng như "tuyệt đối" không để lộ thân phận vô vi của mình trong lúc đang tại thế.  Từ lúc đó cho đến ngày bà quy thiên, bà cùng Đức Ngài đã thực hiện nhiều nhiệm vụ ẩn mật của Thiên Đình dọn đường cho Long Hoa Đại Hội. Suốt hành trình đó, ngoài nhiệm vụ riêng của mình, bà đã là một trợ thủ tâm linh đắc lực của Đức Ngài.  Bà thực hiện sứ mạng vô vi, ngày lẫn đêm, không ngưng nghĩ cho đến lúc lìa đời. 

Cuối cùng bà đã hồi thiên một cách tự tại và oai nghi, chỉ trong vài hơi thở ngắn ngủi, sau khi đã hoàn mãn một bài Đà Ra Ni dài ba phút với đôi tay liên tục chuyển mật ấn trong lúc miệng lưu xuất mật ngữ. Sau khi ngưng thở, năng lượng trong thân bà nhanh chóng dồn từ lòng bàn chân đi lên hướng trên đầu và cuối cùng tập trung cực nóng trên đỉnh đầu.  Mặt bà hồng lên và tỏa sáng trong nhiều giờ sau khi mất.  Về mặt thế gian mà nói theo y khoa thì bà mất vì bị ung thư não.

Người em gái của bà lúc chứng kiến bà đọc chú và chuyển ấn liên tục trong quá trình bỏ xác hồi thiên thấy lạ nên đã hỏi "chị làm gì vậy?" Bà đã dừng lại mỉm cười và trả lời là "chị đang chào đón thiên thần" rồi tiếp tục.  Bà không dùng chữ "chư thiên" như mọi khi mà thay vào đó là chữ "thiên thần" vì em gái bà theo đạo Tin Lành. Điều này chứng tỏ bà vô cùng an nhiên và tĩnh thức đến hơi thở cuối.

Còn một điều khác cũng vi diệu không kém là vào ngày bà hồi thiên đột nhiên toàn thể người thân của bà của bà đã kéo đến thăm bà trong vòng một tiếng đồng hồ trước khi bà bỏ xác dù chẳng được ai thông báo. Người cuối cùng bà nói lời chia tay là thân phụ của bà. Bà chỉ nói võn vẹn mấy lời "con cảm ơn ba" và nghiêng mình chấp tay xá một xá xong xoay người nằm ngửa rồi bắt đầu đọc chú và chuyển ấn quyết.  Tụ tập mấy mươi người đúng lúc vào ngày Thứ Ba đầu tuần ngày mà mọi người bận bịu đi làm việc ở Mỹ là điều rất hiếm, trừ khi nhà có việc khẩn cấp, nhưng như đã nói là đã chẳng có ai thông báo cả vì không ai ngờ bà sẽ bỏ xác hồi thiên vào hôm đó cả. Thực ra lý do họ tụ tập đúng lúc là vì bà đã nhờ chư thần kêu họ đến.

Sau khi an táng và dọn dẹp phòng ngũ của bà, Đức Ngài mới phát hiện ra trên tờ giấy trắng
ghim cạnh khung ảnh của Đức Phật với 4 chữ lớn CHƠN KHÔNG DIỆU HỮU viết tay lại còn có thêm một hàng chữ rất nhỏ sát cạnh đáy của tờ giấy với một mũi tên chỉ vào hàng chữ ghi "ngày 4 tháng 4 năm Bính Thân". Thì ra bà đã báo trước ngày mình sẽ bỏ xác triều thiên nhưng vì Đức Ngài vô tâm nên không để ý.  Còn bốn chữ "chơn không diệu hữu" thực ra là lời nhắn nhủ của bà dành cho Đức Ngài.

Bát Nương Di Hoa Kim Hải là phong danh trên thiên của bà Phạm Xuân Thu từ khi bà còn tại thế.  Giáo Hội Thiên Trường có rất nhiều tư liệu xác minh cho sự thật bà Phạm Xuân Thu chính là Bát Nương Di Hoa Kim Hải cũng là Bát Nương Bạch Liên Hoa Diêu Trì Cung. Thí dụ như trong bài Pháp Âm 2020_36 do chính Bát Nương giáng điển vào ngày 19 tháng 4 năm Canh Tí, hoặc trong bài Pháp Âm 153-155 do chính Bát Nương giáng điển vào ngày giỗ của bà mùng 4 tháng 4 năm Mậu Tuất, hoặc trong bài Bát Mẫu Nương Công do chính Bát Nương giáng điển vào ngày 20 tháng 9 năm 2020, hoặc trong bài Bát Nương Công do chính Bát Nương giáng điển vào ngày 18 tháng 9 năm 2020, hoặc trong Kinh Chuyển Long Hoa ....

Bài kinh cúng Đệ Bát Cửu của Cao Đài do Bát Nương giáng điển có khải lộ ít nhiều về mình như sau:
 

Hơi Tiên tửu nực nồng thơm ngọt

PHI TƯỞNG THIÊN để gót tới nơi

Mùi trần khi đã xa khơi

Say sưa bầu khí bồi hồi chung phong

CUNG TẬN THỨC thần thông biến hóa

PHỔ ĐÀ SƠN giải quả TỪ HÀNG

Cởi Kim Hẫu đến TỊCH SAN

Đẩu vân nương phép Niết Bàn đến xem

CUNG DIỆT BỬU ngọc rèm đã xủ

Nghiệp hữu hình tượng đủ vô vi

Hồ Tiên vội rót tức thì

Nước Cam Lồ rửa ai bi kiếp người.

Công đức kiếp này của bà là ẩn mật hành đạo, thực hiện cơ thiên chuẩn bị cho Di Lạc xuất thế lập đời Thánh Đức Tân Dân.  Hiện nay bà Chưởng Quản Thiên Đài Vô Vi và tiếp tục là trợ thủ tâm linh cho Đức Ngài trong vô hình. Với vai trò là một vị trong "Nội Các Diêu Cung tại thế", Bát Nương đang gia hộ cho và dẫn dắt các môn sinh của Giáo Hội Thiên Trường trong kỳ ba này.  Với vai trò đó, Bát Nương đã giáng điển ban cho rất nhiều thánh giáo trong suốt thời gian qua.


ẤN CHỨNG HIỂN ĐẠO:


Bằng chứng rõ ràng nhất về sự HIỂN ĐẠO của bà được tìm thấy trong bài ĐÀN LỘNG NGUYỆT DƯƠNG do chính bà giáng điển xác minh. Hiệp Thiên Huyền Nam Phương Vũ, đạo tràng tại St. Louis, MO, Hoa Kỳ đã nhận thông điệp của bà và gởi đến Đức Ngài Hoàng Di Thiên ngày 5 tháng 5 năm 2018 lúc 4:05 AM UST.


ĐÀN LỘNG NGUYỆT DƯƠNG

[Đàn lộng = khúc đàn. Nguyệt = làm lay động. Dương = mặt trời]

 

ĐÀN phát thiên cơ khó luận bàn

LỘNG dù NAM HẢI cõi tiên bang

NGUYỆT âm vi phát tâm thanh [tịnh] bạch [thưa rằng]

DƯƠNG khẩu QUAN ÂM hiện thế gian.

 

Trở lại nơi đây NGẪM VIỆC PHÀM

GIAN TRẦN DUYÊN GẶP KẾT TÌNH THÂM

Đạo Đời chuyển đổi hòa kết nối

Xoay chuyển linh căn hiệp luận đàm.

 

ĐẠO [Kỳ] Tam NAM HẢI chuyển đời tân

Thánh Đức Thượng Ngươn sóng điện tần

Từ trường tâm não thay đổi TỔNG

TÂM THỨC HIỆN THẦN kiến THIÊN ÂN.

 

Ấn chứng Tam Ngươn đến [Ông] HÀ TIÊN

Chuyến đi công tác thấy hiện tiền

Làm ăn buôn bán Đời trong Đạo

Thiên lý nhân gian gắn[g] thiện duyên.

 

Ấn mực chuẩn tâm thiết lập trình

Thừa ân TAM GIÁO điển huyền linh

BÁT NƯƠNG KIM HẢI về chơn điển

DI chuyển đường đi nhớ kết tình.

 

GẶP MẶT HUYỀN LINH ĐẶNG XÁC MINH

Kiểm qua tâm giác luận riêng mình

Đạo Đời tiền kiếp Đời trong Đạo

Chuyển đổi phần căn ứng đạo linh.

 

Vài câu nhắn HIỂN ĐẠO [đặng] LÀM TIN

Thánh Đức đời tân chuyển tánh tình

Thay đổi hồn tâm cùng não tính

Trí nay luận việc được khai minh.

 

Hạ giáng thường long hạ giáng trần

Tâm lành KIM HẢI điển THIÊN ÂN

BÁT NƯƠNG hiện diện nơi trần thế

Gắng trí lập tâm đạo hiện trần.

 

Giờ ni đạo điểm tánh huyền linh

Chấp bút thi thơ ĐIỆN THÁNH LINH

Hiệp tứ bửu thời NƯƠNG PHẬT MẪU

CỬU NGÔI Tam Giáo chiếu Liên Ninh.

 

[Bài thi này cho biết là chính QUAN ÂM NAM HẢI giáng điển. Nay linh điển của QUAN ÂM NAM HẢI trở lại để hiệp bàn đời đạo với Đức Ngài.  QUAN ÂM  NAM HẢI nói rằng vừa rồi mình đã xuống thế gian và kết một đoạn nhân duyên phu thê với Đức Ngài (ám chỉ mình là bà Phạm Xuân Thu, cố hiền nội của Đức Ngài). Nay có vài lời nhắn với ông TIÊN họ HÀ (Hà là họ của Đức Ngài và Hà Tiên cũng là sinh quán của Đức Ngài) để xác minh là hiền nội quá cố của Đức Ngài đã HIỂN ĐẠO và tôn danh của bà là BÁT NƯƠNG DI HOA KIM HẢI. Bà giáng điển bài này từ ĐIỆN THÁNH LINH của DIÊU TRÌ KIM MẪU.

Như vậy, Phạm Xuân Thu chính là Bát Nương Diêu Cung Di Hoa Kim Hải xuống thế.  Bát Nương Diêu Cung Di Hoa Kim Hải nay cũng chính là Quan Âm Nam Hải xưa (cùng một linh điển), vì thế bà mới nói "Nam Hải cõi tiên bang" và "Nam Hải chuyển đời tân".  Đây không phải là lần đầu được tiết lộ Bát Nương Diêu Trì Cung và Quan Âm Nam Hải là một.  Nhìn lại ba chữ PHỔ ĐÀ SƠN cộng với hai câu "Hồ Tiên vội rót tức thì, nước cam lồ rửa ai bi kiếp người" trong bài kinh cúng Bát Cửu của Cao Đài thì rõ ràng là nó ám chỉ  BÁT NƯƠNG DIÊU TRÌ CUNG chính là QUAN ÂM NAM HẢI PHỔ ĐÀ SƠN vì hai chữ HỒ TIÊN ngoài nghĩa "bầu rượu tiên" thì nó còn hàm ý "Tiên Nương họ Hồ".  Hồ, Hớn (Hồ Đề, Hớn Liên Bạch) là cách báo danh thường xuyên của Bát Nương Diêu Trì Cung khi giáng điển bên Đại Đạo Cao Đài Tam Kỳ Phổ Độ.  Hơn thế nữa, theo tư liệu Cao Đài thì TỪ HÀNG BỒ TÁT từng hóa thân xuống thế làm hai vị nữ nhân là Thị Kính và Diệu Thiện sau đó tu hành đắc quả được thế gian biết đến dưới tôn danh QUAN ÂM BỒ TÁT (Phật Bà Quan Âm). Trong Thánh Giáo ngày 22-7-1926, Đức Chí Tôn có cho biết: “Người gọi Quan Âm là Nữ Phật Tông, mà Quan Âm vốn là Từ Hàng Đạo Nhơn biến thân. Từ Hàng lại sanh ra lúc Phong Thần đời nhà Thương”.  Từ Hàng có nghĩa là con thuyền từ bi.  Như vậy thì sự liên hệ mật thiết giữa Từ Hàng Bồ Tát, Quan Âm Bồ Tát (các hóa thân Quan Âm), và Bát Nương Diêu Cung đã rõ ràng: tất cả đều cùng một linh điển, chỉ là hóa thân ở những thời điểm và nơi chốn khác nhau dưới những hình tướng và tôn danh khác nhau trong những tôn giáo và tín ngưỡng khác nhau.


NƯƠNG PHẬT MẪU CỬU NGÔI = ý nói Bát Nương là một Phật Mẫu trong số Cửu Vị Phật Mẫu Diêu Cung tức là một trong số Cửu Phẩm Lệnh Bà.  Danh xưng
DI HOA KIM HẢI có hàm ý rằng: Ta là một đóa liên hoa trong biển tình thương của Mẹ Diêu Trì.]

 

Bằng chứng rõ ràng khác về sự HIỂN ĐẠO của bà còn được tìm thấy trong Pháp Âm 153-155, thiên  thơ Thánh Đàn Nam Thành, Việt Nam, vào ngày mùng 4 tháng 4 năm Mậu Tuất (18/5/2018) do Hiệp Thiên Huyền Nữ Kim Ngọc Thanh Huyền tiếp điển ứng khẩu lưu xuất kinh văn trong ngày lễ vía (ngày Giỗ) của bà:  

 

Quyên quyên gián đoạn chí đồng chu

Xuân XUÂN [THU] hạ dĩ đào hoàng kim GIỖ

Tốc tốc kỳ quy đáo giảm loàng khí

Duyên đáo ngọa lai cáo bửu kỳ đa.
 

[QUYÊN = một hàm ý là nói ĐỖ QUYÊN tức là con chim quốc (như trong câu "nhớ nước đau lòng con quốc quốc"), mượn chữ QUYÊN nói chữ QUỐC (tên của Đức Ngài); một hàm ý khác là nói THỤC QUYÊN nghĩa là người con gái đẹp và diệu hiền. GIỖ = ngày giỗ thứ hai của Xuân Thu, mùng 4 tháng 4 âm lịch.]

Đoạn kỳ chi chí lữ cù nga

Đoan đoan nguyệt nguyệt hạ đàng già nan kỷ

Thong dong đạo kỳ bàn la ngũ

Toan khí đáo giàn mận khí hoa.
 

Vân vi [ông] ĐẠO [tên] QUỐC màn cay nghiệt

ĐỊNH THẾ CHU KỲ đáng [mặt] tiên phong

Dong [thuyền] KỲ BA tam độ CÀN NGŨ

Toan toan kiếm kiếm diệu tâm kỳ đa
 
[ĐẠO QUỐC = Ông Đạo tên Quốc; Quốc là tên của Đức Ngài. DONG KỲ BA TAM ĐỘ = Dong thuyền Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, trở lại cứu độ lần ba (đúng với huyền khải 3 lần xuống thế khai đạo trên đất nước VN).]
 

Dương HOA KIM MỘC đàn khai diệu ngà

Khán nghị phong tiên đáo dạ trần nay

Phút đoạn cuối đà kỳ ngoạn mục

Thống thống diệu đề BẢNG KỲ BA

Loan phong diệu mẫn toàn đang kỷ mật

Cơ thiết giáp long châu đà ngũ di

BẠCH [LIÊN HOA] hàn di đoạn háo cung vi

Bát BÁT TIÊN [NƯƠNG] chi đề thủ dò kỳ

[BẠCH = Hớn Liên Bạch, thế danh một kiếp xa xưa của Bát Nương, và cũng là Bạch Liên Hoa, một tôn danh của Bát Nương trên Thiên.]
 

Tam tam thống lý mạc diêu hoan đà

Vũ phong đang na mẫn [loạn] kỳ tốc lễ

Phúc lệnh kỳ ban đáo Thiên Đài

DU DA TỲ BÁT ĐOẠN PHÂN TRẦN

[DU DA TỲ = DA DU ĐÀ LA TỲ KHEO NI. Bà Da Du Đà La là vợ của thái tử SĨ ĐẠT TA sau trở thành Tỳ Kheo Ni đệ tử của Phật Thích Ca.  BÁT = BÁT NƯƠNG BẠCH LIÊN HOA = nói tắt BÁT LIÊN HOA = tá ý 8 ĐÓA SEN.  Ba chữ Bát Liên Hoa cộng với Da Du Đà La Tỳ Kheo Ni nhắc tới câu chuyện TÁM ĐÓA HOA SEN của nàng Sumidha (Bhadra) và lời nguyền phu thê với tu sĩ khổ hạnh
Sumedha. ĐOẠN = một khúc, một đoạn.  ĐOẠN = một quãng, một chặng, một giai đoạn. PHÂN TRẦN =  bày tỏ một sự việc. Toàn câu DU DA TỲ BÁT ĐOẠN PHÂN TRẦN có ý nói BÁT NƯƠNG BẠCH LIÊN HOA muốn tỏ bày về một chặng nhân duyên: câu chuyện TÁM ĐÓA HOA SEN liên quan đến DA DU ĐÀ LA TỲ KHEO NI trong tăng đoàn của PHẬT THÍCH CA.

Trong KINH BẢN SINH kể về các tiền kiếp của đức Phật Thích Ca có đoạn như thế này: ở tiền kiếp lúc Đức Phật là tu sĩ khổ hạnh Thiện Huệ (Sumedha) ngài được đức Phật thời ấy là Nhiên Đăng (Dipankara) thọ ký sẽ thành Phật trong tương lai. Cũng vào thời ấy tiền kiếp bà DA DU ĐÀ LA (Yasodhara) đã gặp Phật Thích Ca  (lúc đó là tu sĩ Thiện Huệ) lần đầu tiên. K
hi ấy tu sĩ Thiện Huệ đang chờ gặp Phật Nhiên Đăng tại thành Paduma.  Ông đã cố tìm mua hoa để lễ Phật Nhiên Đăng nhưng tất cả các hoa đã được nhà vua mua hết. Lúc Phật Nhiên Đăng đang đến gần, tu sĩ Thiện Huệ (tiền kiếp Phật Thích Ca) chợt nhìn thấy một cô gái tên là Sumidha (tiền kiếp bà Da Du Đà La) cầm TÁM HOA SEN trong tay.  Tu sĩ Thiện Huệ đề nghị với cô mua một đóa. Cô Sumidha đã đưa cho tu sĩ Thiện Huệ năm đóa với điều kiện ông phải xin Phật Nhiên Đăng thọ ký rằng họ sẽ trở thành vợ chồng trong tất cả các kiếp tiếp theo. Trong KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA, Phật Thích Ca Mâu Ni cũng đã thọ ký rằng sau này A LA HÁN DA DU ĐÀ LA TỲ KHEO NI sẽ được thành Phật.]

ĐẠO PHÚC DUYÊN cơ hạ mục y

Tiền đăng hủ tục đạn phúc lạc kỳ

Du ngoạn đó đây khắp ban ngay

Chầu THIÊN bản quý ĐÀ [LA] [DA] DU phổ.
 

[ĐẠO PHÚC DUYÊN = cũng là nói đến "nhân duyên đời và đạo" từ lần đầu tiên giữa tu sĩ Sumedha với nàng Sumidha, giữa thái tử Sĩ Đạt Ta với nàng Da Du Đà La, và dài dài về sau.] 
 

Đáng đáng liệt DUNG HOA phúc tề

Hữu đà NHI lễ chấp tâm tư
Chiếu mạng phong trần lạ tức nghi

Tiền hậu quý mạng cầu chi quý

Đang ngẫu TRẦN long tả bì chi

Khúc thúc đàn kêu dạ mẫn [thương xót] kỳ

Diễu diễu ngân nga cống tỳ bà gian [một chốc lát]

DIÊU KHÔNG HƯ khí đoạn khuất kỳ đàng

Dìu ánh trăng vàng Lưu Mộc Huê.

[Hoa Dung công chúa, một tiền kiếp của Thánh Mẫu Liễu Hạnh, tức Liễu Hạnh Tiên Tử, Ngũ Nương Diêu Trì Cung. Bà thường xưng là Dung Nhi hoặc Liễu Hạnh Nhi với Đức Ngài. TRẦN = Trần triều.  Đoạn thiên thơ này không phải điển Bát Nương mà là Ngũ Nương Diêu Trì Cung giáng điển.]
 

Đáo tiên phong trần lai PHÚ CẨM

Nan chi hồi đâu chí KIỀN phân

DI HOA Đông THU hàn hoàn tố mục

Khúc tiên đề chiếu phong nghi

Tang tang thương đồ tháo lộ cơ đề

Chiên Nương KHẤU TẠ MỐI CHI DUYÊN

Kỳ thúc Tam HƯNG chìu lập thất

Đẩu [Bắc] HOÀNG THIÊN chi chí đề vong

Khấu cáo biên kỳ đà ngưu hạng mục

Chỉ tái hạ điền khấu báo DI lai

Nương Nương khấu tạ đài phúc tận

Giáng hạ trần đáo đáo phi nương.

 

[Phú Cẩm = Cẩm Phú = Cẩm Tú = Cẩm Bửu = Cambhupura = nữ vương Jyeshthâryâ của Campuchia, là một hóa thân trước đây của Nhị Nương Diêu Trì Cung.  Ngoài phong danh Cẩm Tú Tiên Tử, Nhị Nương còn những phong danh khác như là Cẩm Bửu Tiên Tử, Hồng Liên Công Chúa, Tây Vương Mẫu, vân vân.  Kim thân hiện nay của Nhị Nương chính là Đức Chưởng Thế của Giáo Hội Thiên Trường, thế danh Thái Kim Anh.  Đoạn thiên thơ này Bát Nương Diêu Trì Cung giáng điển.

DI HOA…THU ... KHẤU TẠ MỐI CHI DUYÊN = Di Hoa Kim Hải Bát Nương Diêu Trì Cung mà hóa thân vừa qua là bà Phạm Xuân Thu, cố hiền nội của Đức Ngài Hà Hưng Quốc. Bà hạ thế tại TP Đà Nẵng, Việt Nam, ngày mùng 2 tháng 3 năm Kỷ Hợi 1959 và đã qui thiên tại TP Gardena, California Hoa Kỳ, vào ngày 4 tháng 4 năm Bính Thân 2016 lúc 17:12 UST.  Bà "khấu tạ mối chi duyên" giữa bà và Đức Ngài cũng như mối chi duyên giữa Bát Nương Di Hoa và Nhị Nương Cẩm Phú.  CHIÊN = ấy, vậy. CHIÊN = mền, chăn.  CHIÊN NƯƠNG = có phải ngụ ý là đã từng kết duyên phu phụ?  HƯNG = HÀ HƯNG QUỐC, thế danh Đức Ngài.  ĐẨU BẮC = Huyền Thiên Thượng Đế.]

 

DUNG giang khấu tạ bái THIÊN chầu

Đà mơn chí tại tọa liên HOA
GIANG [HÀ] dầu tất dạ tốn ban triều

Phúc khải HOÀNG khái chiếu tần NHI

Can hướng đà mực đồn chi dĩ hạn

Tấu mận gian nan dạ khiết liên ban

Chầu bái cung đảnh tiền cung đại

Căn thiết liên tiền khúc dạ nguy nan

Trần khái hạ lao lao phúc hạ

TIÊN PHỤ đề trì chí mân NHI.

[DUNG + HOA = HOA DUNG. Hoa Dung công chúa là một tiền kiếp của Thánh Mẫu Liễu Hạnh, tức Liễu Hạnh Tiên Tử, Ngũ Nương Diêu Trì Cung. Bà thường xưng là Dung Nhi hoặc Liễu Hạnh Nhi với Đức Ngài, bởi có nhân duyên cha con nhiều kiếp.  HOÀNG NHI... TIÊN PHỤ = là nói đến liê hệ tiền kiếp với Đức Ngài. Đoạn thiên thơ này do Ngũ Nương Diêu Trì Cung giáng điển.]

Mai XUÂN THU qui ĐÀ [LA] đồ thống lệ [đẹp]

Đàn khúc nhạn ca khiếu [kêu] nang [rộng trải] ca

[DA] DU đàn hoan khấu TỲ [KHEO NI] ban lệ

DI [HOA] hạ đàng khai báo quy lai

Hầu chi mạng đáng kỳ chung hạ

Mai mai quy chiếu thấu Tề Nguyên.
 

[XUÂN THU + DI = Xuân Thu Di Hoa Kim Hải. ĐÀ + DU + TỲ = Da Du Đà La Tỳ Kheo Ni.  TỀ NGUYÊN = có thể là nói về câu chuyện của Tề Nguyên Đế, vua Bắc Tề, tên Cao Vĩ, rất sùng bái Đạo Lão, đến đổi quân của Võ Văn nhà Châu đã vây chặt thành Bình Dương mà trong thành vẫn còn tựa án giảng đạo. Trích: “Châu Sư đã vang dầy tên pháo, sao Tề Ngươn còn giảng đạo hoài hoài.” Sãi Vãi.  Đoạn thi bài này do Bát Nương Diêu Trì Cung Di Hoa Kim Hải giáng điển. Một lần nữa, tên Da Du Đà La lại được nhắc đến.]

 

Dương hào chiếu CHIẾU ÁNH TỪ BI

Nang nang [rộng trải] TRI KỶ hòa ánh sáng diệu

HUYỀN HUYỀN KHÔNG LAI ĐÁO MÀN BA

LOAN loan chi BẠCH đàn CUNG khải dạ

Thấu thấu bay bay vị thiết đa

Can nghi phủ chí đàn nhi dĩ

Thiết thiết câu ca lập thơ nhi

Đàn đàn phơi nghĩ CÀN thâu bản

Thống thống nhứt nghi nan chí bái HOA

NHỊ NHỊ THIÊN đề ĐÀ [LA] [DA] DU nhàn

La kỳ trung can láng câu ca

Trù phú THIÊN Can MỘC liệu HÀ

Dấu dấu tình thâm bâu lượng tha

Gióng gióng tiếng gọi bao thức lặng

KỲ TAM HẠ THẾ quý nhung hòa.

 

[HUYỀN KHÔNG LAI ĐÁO KỲ BA = Huyền Thiên Thượng Đế lai đáo lần thứ ba trên đất nước VN để khai đạo cứu độ chúng sanh, đúng với huyền khải xuống thế ba lần trên đất nước VN. LOAN + BẠCH + CUNG = Kim Loan Điện Bạch Ngọc Cung. HOA NHỊ = Nhị Nương Diêu Trì Cung. NHỊ THIÊN = Hoàng Di Thiên = Ngôi Hai = Đức Ngài. ĐÀ DU = Da Du Đà La. Đoạn này một lần nữa cho thấy mối ký duyên nhiều kiếp dưới thế giữa Đức Ngài, Nhị Nương và Bát Nương. Trong những đoạn thơ trên Bát Nương Phật Mẫu có hàm ý rằng Da Du Đà La chính là Nhị Nương Phật Mẫu giáng thế thời đó.

THIÊN HÀ = một trong số những danh hiệu của Đức Ngài. MỘC = chiết tự chữ THẬP trên chữ NHƠN dưới (mượn chữ BÁT nói chữ NHƠN) = ám chỉ THẦY NHƠN THẬP hay THẬP TỰ CÔNG tức NGÔI HAI.  Một mặt khác, THIÊN CAN MỘC gồm có Giáp và Ất.  Giáp là Can năm sanh của Đức Ngài.  KỲ TAM HẠ THẾ = trở lại Việt Nam lần thứ ba, đúng với huyền khải Thượng Đế 3 lần xuống thế trên đất nước Việt Nam để GIÁO ĐẠO NAM PHƯƠNG KỲ BA CỨU THẾ.]
 

Bằng chứng rõ ràng khác nữa về sự HIỂN ĐẠO của bà được tìm thấy trong bài BÁT MẪU NƯƠNG CÔNG do chính bà giáng điển xác minh. Hiệp Thiên Huyền Nam Phương Vũ, đạo tràng tại St. Louis, MO, Hoa Kỳ, đã nhận thông điệp của bà và gởi đến Đức Ngài Hoàng Di Thiên ngày 20 tháng 9 năm 2020 lúc 11:40 AM UST.

Bích nguyệt châu môn ngõ khách hầu

CÔ lầu đàng nội bóng chiều sâu

THU vàng lá úa màu hoa cuối

Dáng ngọc hồi sinh đợi bấy lâu

Thiện cảnh vang xa đồng bến CẬU

Vườn XƯA sắc thắm nước TRĂNG thâu

XUÂN [THU] [BẠCH LIÊN] HOA nội hiệp TRƯỜNG THIÊN HẬU

Đáo tuế niên này gởi đôi câu.

 

[CÔ THU VÀNG LÁ MÀU HOA CUỐI + ĐỒNG BẾN CẬU VƯỜN XƯA SẮC THẮM = ý nói "CÔ THU vừa mới qua đời và cũng là người bạn đời của CẬU HAI".  Người quen miền Tây, cũng như Hiệp Thiên Huyền Nam Phương Vũ, gọi Đức Ngài là CẬU HAI. Còn "CÔ THU" tên đầy đủ là Phạm Xuân Thu, sanh ngày mùng 2 tháng 3 năm Kỷ Hợi (1959) và mất ngày mùng 4 tháng 4 năm Bính Thân (2016), là kiếp gần nhất vừa qua của BÁT NƯƠNG BẠCH LIÊN HOA.  XƯA + TRĂNG = CỔ + NGUYỆT  = HỒ .  Đề Hồ và Hớn Liên Bạch là hai tiền kiếp xa xưa của Bát Nương và bà thường dùng hai chữ Hồ - Hớn để xưng danh trong tôn giáo Cao Đài.  XUÂN HOA = Xuân Thu + Bạch Liên Hoa. NỘI HIỆP TRƯỜNG THIÊN HẬU = nội hiệp với Thiên Kim là Chánh Giáo Bửu Sơn Huỳnh Đạo của Giáo Hội Thiên Trường.]

 

TỪ THIÊN PHẬT định NAM thiền trung

Khải TỬ [HOÀNG] DI THIÊN lễ Cửu Trùng

Xá tịnh chiều tàn Đông dĩ lộ

Chùa am sáng tối BÍCH VÂN CUNG

CHIÊU TIÊN chứng chọn người phò trợ

Đại điển [NGỌC] HƯ CUNG Phật Thánh cùng.

[TỪ THIÊN PHẬT = Đức Bà Thiên Từ báo danh. KHẢI = khải lộ, là nói cho biết.  NAM TỬ DI THIÊN = con trai là Hoàng Di Thiên. Đoạn này là do Đức Bà Thiên Từ mẹ của Đức Ngài giáng điển.  Bà cho biết Đức Ngài Hoàng Di Thiên là con trai của bà và phong danh của bà trên NGỌC HƯ CUNG là THIÊN TỪ PHẬT MẪU.  Hiện bà đang tu luyện nơi Bích Vân Cung. Đức Bà Thiên Từ vừa triều thiên ngày 12 tháng 5 năm Canh Tí (02/7/2020).]

 

BÍCH NGỌC tiêu đề chứng ĐẠO CAO

[BẠCH LIÊN] HOA [XUÂN] THU TRĂNG KHUYẾT đáo tân trào

KỲ ĐÀI HƯƠNG BỬU SƠN tần hảo

Bửu pháp xạ hương nguyệt bóng hòa

TÁM BẬC CỬU TRÙNG TRỜI chiếu sắc

Thiên Tòa tam thập bậc Thiên Gia

Hồi quê luận cảnh Trời Người cả

Giáo pháp NƯƠNG CÔNG BÁT Bửu Tòa.

[Trăng non cũng khuyết mà trăng già cũng khuyết.  Nếu là trăng khuyết già thì nó là cổ nguyệt. Do đó, TRĂNG KHUYẾT = CỔ  NGUYỆT  = HỒ .  Bát Nương thường báo danh là Hồ Hớn (hai tiền kiếp xa xưa) khi giáng điển. HOA THU = BẠCH LIÊN HOA + PHẠM XUÂN THU + HỒ (TRĂNG KHUYẾT) = ý nói Bát Nương Bạch Liên Hoa cũng là Phạm Xuân Thu nay và Hồ Hớn xưa. TÁM BẬC CỬU TRÙNG TRỜI = tầng trời thứ tám trong Cửu Trùng Thiên. NƯƠNG CÔNG BÁT = BÁT NƯƠNG CÔNG = Bát Nương Diêu Trì Cung.]

 

THIÊN tình sông núi khắp muôn phương

ĐẶT[C] tính thân quen nét Ngọc Đường

ĐỊNH tịnh độ nương thân bích dạ

HỒI LOAN [ĐIỆN] phương tứ đáo nhơn thường

TAM niên xây dựng TRƯỜNG ĐẠO THƯỢNG

THẬP ngoạt đấp nền HỘI GIÁO CHƯƠNG

LỤC [THẬP] chẳn năm này THU dạng hưởng [dương]

NHƠN gian vạn CỔ NGUYỆT bên đường.

 

[LỤC CHẲN NĂM NÀY THU DẠNG HƯỞNG = ý nói số năm hưởng dương của Thu cộng thêm tới năm nay là chẳn 60.  Câu này xác minh THU là bà Phạm Xuân Thu hiền nội của Đức Ngài vì bà sinh năm 1959 và tới năm 2018 là đúng 60 năm âm lịch. Chữ Cổ 古 và chữ Nguyệt 月 ghép lại thành chữ HỒ 胡. HỒ, HỚN là thế danh của những kiếp rất xa xưa của Bát Nương Bạch Liên Hoa.  Đoạn thi bài này xác minh Phạm Xuân Thu chính là hóa thân của Bát Nương Diêu Trì Cung.]

 

Hoặc trong bài BÁT NƯƠNG CÔNG do Hiệp Thiên Huyền Nam Phương Vũ, đạo tràng St. Louis, MO, Hoa Kỳ nhận thông điệp của bà và gởi đến Hoàng Di Thiên ngày 18 tháng 9 năm 2020 lúc 16:11 P.M. US.
 
Da tướng buổi đầu [mày] ngài mắt phượng
HỒ điều nặng nghĩa lễ châu dương
CHIỀU THU xuống thế ĐÒ long phướn
Giá đạo Tiên Nương đáo mạch đường
Ha há cười thầm tìm chốn hưởng
Xa xăm HÁT LỚN rõ Đài Dương
Phật Tiên tại thế phân đường hướng
MINH CHIẾU đôi câu thiện nguyệt đường.
 

[HÁT LỚN = HỚN. Sử dụng hai cách “phát âm chữ Việt” theo sách Thuyết Văn Giải Tự của Hứa Thận (một nhà ngôn ngữ học Trung Hoa thời xưa) thì hai chữ HÁT LỚN có ý nói chữ HỚN. Cách thứ nhất: đảo ngữ hai âm HÁT LỚN thành HỚN LÁT rồi lấy âm đầu tức là âm HỚN. Cách thứ nhì: lấy âm đầu của chữ HÁT (tức âm H) cộng với âm sau của chữ LỚN (tức âm ỚN) thành âm HỚN (H+ỚN). HỒ = HỒ ĐỀ = một nữ tiếng lừng danh của hai Vua Trưng, là một hóa thân xa xưa của Bát Nương Diêu Trì Cung. Bà thường dùng hai tên Hồ, Hớn để báo danh khi giáng điển. HỚN = Hớn Liên Bạch, một hóa thân xa xưa khác của bà.  THU là thế danh Phạm Xuân Thu, cố hiền nội của Đức Ngài, một hóa thân vừa qua của Bát Nương Diêu Trì Cung.  Pháp khí của Bát Nương là Giỏ Hoa Lam tiêu biểu cho các bộ môn văn hóa nghệ thuật, mà HÁT là một bộ môn văn hóa nghệ thuật. Đoạn thi bài này xác định bà Phạm Xuân Thu chính là một hóa thân của Bát Nương Diêu Trì Cung. ĐÒ CHIỀU = là nói chuyến đò mà Đức Ngài chịu trách nhiệm lèo lái vào cuối kỳ ngươn hạ này.]

 
Hoặc trong bộ kinh LIÊN HOA CỬU PHẨM LỊNH BÀ do Hiệp Thiên Huyền Nữ Kim Ngọc Thanh Huyền tiếp điển ứng khẩu lưu xuất kinh văn, đàn giờ Hợi, ngày 9 tháng 8 năm Canh Tí (25/09/2020),
tại thánh đàn Nam Thành, Việt Nam.  

...

BÁT NƯƠNG HỚN LIÊN BẠCH thế danh

CÕI PHI TƯỞNG THIÊN giáp lướt thành

ĐỘ KHẮP HỒNG TRẦN SANG BẾN NGẠN

GIỎ HOA LAM thơm tỏa mây xanh

BÁT chiêu SEN TRẮNG nở mọi ngày

Hương thơm HOA đẹp ngất lòng thay

Trăng soi đổi lớp triển khai ý

Nơi gương sen nở trắng thơm hoài.

PHONG VỊ CỬU PHẬT NƯƠNG diêu quí

Xuất đất toan kỳ lộ tống vi

Chí phân giai đáo kỳ Phổ Độ

Cựu báo CƯ, CHIÊU chiếu hành y.

 

[CỬU PHẬT NƯƠNG là phong vị của CỬU VỊ TIÊN NƯƠNG.  Cư là Đức Thượng Phẩm Cao Quỳnh Cư và Chiêu là Ngôi Hai Giáo Chủ Ngô Văn Chiêu của Cao Đài Tam Kỳ Phổ Độ. Các ngài đều trở lại vào lần ba này của Tam Kỳ Phổ Độ trong Giáo Hội Thiên Trường để tiếp tục sứ mạng.]

Tam HOA bửu kính NHỨT địa cầu

TÚ NƯƠNG NHỊ VÕ gợi bóng châu

TUYẾN TAM rõ báo bề trên lượng

GẤM đức TỨ toàn quý danh câu.

 

LIỄU NGŨ tịnh thiên bảy vận chuyển

HUÊ LỤC NƯƠNG sanh cả giới điền

LỄ THẤT chỉ đường sơn già trẻ

BẠCH SEN nở trắng BÁT thêm HOA.

 

KHIẾT CỬU trùng nguyên cửa sướt về

Đảnh cảnh dặm thành gốc cội năng

Chớp nhoáng cửu vi nương Tây đàng

Canh yên ý lịnh chờ THIÊN MẪU

CỬU VỊ PHẬT NƯƠNG đáo khai ban.

 

Kỳ ba TAM KỲ PHỔ ĐỘ NHÂN

Chiếu điển ân ban rõ OAI THẦN

Ngược thuyền xuôi cảnh CHỜ XUẤT TRẬN

Phẩm VỊ CỬU [PHẬT] NƯƠNG phép mầu thuần.

 

Tri ân mệnh cuộc ĐẠI ĐẠO hòa

Phận cơ lan tỏa vận khương xa

Linh liễu cơ thiên trần hồ chuyển

PHÁP ĐIỂN tạo ra ĐẠO KỲ BA.

HOA LAM GIỎ hương thơm cung diễn

BÁT NƯƠNG từ HOA vận rộ thiên

Gần hương SEN say mãi Tòa Đài

Thêm hoa rãi vườn hoa gội tuyển.

Điển thiện chắt chiu lượt giải trình

Giai mang đa phận giải tạng kinh

CỬU NƯƠNG VỊ PHẬT nghiêm chánh pháp

Mở rộng tâm căn hữu phúc linh.

CỬU [VỊ][PHẬT] NƯƠNG say pháp rõ nét nhìn

TAM KỲ PHỔ ĐỘ tát viên linh

Pháp bủa lắm phen mau nắm lấy

Nhẹ bước liên hoa thở bình minh.

 

Cơ đáo di phận bủa đức trong

XUÂN THU trổi nhánh mọc mầm vòng

NGHÌN NĂM CÓ MỘT KỲ YÊN ĐẾN

CỬU [VỊ][PHẬT] NƯƠNG trang sử sách thần công.

[Xác định XUÂN THU (bà Phạm Xuân Thu) là kim thân vừa rồi cua Bát Nương, một trong Cửu Vị Phật Nương.]

 

Ngày mai sự thế đăng hoa tỏ

Thơ thảo càn khang hấp thụ ra

Hội Yến dồi đức hoa thơm tựa

LIÊN HOA CHÍN PHẨM TẤT LỊNH BÀ.

 

LONG HỘI đang chờ tinh hoa nở

Màu trời đượm bóng thắm linh thơ

Vô hình huyền diệu sơn minh tỏa

CỬU PHẬT NƯƠNG NƯƠNG thiện ý chờ.

 

Phận người giai bổn nhiệt tình chỉ

Giờ khắc vô vi bến hẹn kỳ

PHONG THẦN KHAI điệu âm vang trổi

Bước một màn ba cẩm nang y.

 

Chấp pháp vi hồi đổi gió xa

Ngàn năm mở xuất chúng linh tà

Toán trời sửa soạn tinh hoa mã

Can lược thâm sâu đếm thời gia.

 

Khuê lầu các thuần phong khả ái

Rõ mục đề sâu khải đàn an

Mầm thiện tâm đâm mọc rào hàng

Thơm hương vị tựa hồ sen dậy.

Thả lòng từ kỳ mở gom thâu

Thiên ý kỳ ba LONG HỘI LẦU

Mầm căn tô điểm năng công lực

Trống lịnh THIÊN MINH điệu xoay lâu.

Điển hồi chấm dứt an khương cảnh

Đàn trổi vọng thiên thấu mây xanh

CỬU NƯƠNG VỊ trở lai cung vị

Thiên Cung gởi bóng tạm lời lành.


Hoặc trong tập kinh LONG HOA CHUYỂN do Hiệp Thiên Huyền Nữ Kim Ngọc Thanh Huyền tiếp điển ứng khẩu lưu xuất kinh văn, đàn giờ Tý, ngày 15-16 tháng 8 năm Canh Tí (01/10/2020), tại Thánh Đàn Nam Thành, Việt Nam. 

HỘI YẾN KHOA THI tiếng đàn hò

ĐỨC TÀI HIỆP NGHỊ định kỳ lo

Đón khắp ba quân diễn đàn pháp

CỬU VỊ TIÊN NƯƠNG TẤN HỘI DÒ.
 

Quanh đời vẫn nhớ mãi không thôi

NGƯỜI BẠN ĐẠO TU ĐỨNG BÊN ĐỒI

VẦNG TRĂNG SOI NHÁNH [CÂY] NGƯỜI HỮU Ý
Gió XUÂN đan [len] nhẹ nến HOA TRỜI.
 

[Khổ thơ này Bát Nương Diêu Trì Cung nhắc đến một đêm trăng sáng Đức Ngài đi thiền hành trên một đỉnh núi cao hoang sơ ở Tây Nguyên, thời gian mà Đức Ngài tu luyện tại đó, và đã làm một bài đạo thi tặng Bát Nương. Bát Nương nhắc lại khung cảnh lúc đó và, trong các khổ thơ sau, nhắc nhở Đức Ngài là đạo quả đã sắp viên mãn đừng thối chuyển.]
 
VÔ THƯỢNG HOA NGHIÊM NHỨT THẾ GIAN

ĐÓA SEN trong nước ĐẾN LÚC VÀNG

Chỉ mong được ngắm hoa sen nở

VÔ THƯỢNG HOA NGHIÊM nở ánh ban.

 

Con đường đến lúc TU CHỈ NGUYỆN

NHỰT NGUYỆT TRÊN KHÔNG cõi HOA LIÊN

Một niệm thiềm [ánh trăng] kinh Phật câu để

Đời người như sương mai giọt huyền.
 
[NHỰ NGUYỆT TRÊN KHÔNG = Nhựt Nguyệt Lăng Không, tức là chữ NHỰT + chữ NGUYỆT nằm trên chữ KHÔNG = thành chữ Chiếu . Như vậy 2 câu đầu của khổ thơ trên sẽ thành "Con đường đến lúc tu chỉ nguyện chiếu cõi Hoa Liên".]
 
Bể dục mênh mông không bị mê

Đời người không tranh cầu lợi thế

Tùy duyên vui vẻ về bến giác

Ít nói một câu niệm Phật về.

 

Khổ hải thăng trầm không sa ngã

Tin nguyện niệm Phật bước Long Hoa

ĐỜI NÀY KIẾP NÀY KHÔNG LUI THOÁI 

Tin vào nhân quả chẳng đâu xa.

 

Và bằng chứng mới đây nhứt về sự HIỂN ĐẠO của bà được tìm thấy trong bài BÁT NƯƠNG KÍNH TẶNG do Hiệp Thiên Huyền Nam Phương Vũ, đạo tràng St. Louis, bang Missouri, nhận thông điệp Huyền Không Thiên Thượng và gởi đến Đức Ngài ngày 28 tháng 12 năm 2021 lúc 10:11 AM UST.

 

BÁT NƯƠNG KÍNH TẶNG


BÁT vu [cái bình bát] hành khất bửa mơi chiều

NƯƠNG nưỡng mình to giống [như] kẻ [vẽ] thêu

KÍNH đến Tây Phương cầu xá lợi

TẶNG tình đồng đạo phải đồng [lòng] yêu [thương nhau].

 

[Khoán thủ: Bát Nương Kính Tặng.]

 

Bích nguyệt [trăng tròn như viên ngọc bích] Tây Lầu đợi bấy lâu

NƯƠNG CÔNG BÁT bửu bóng chiều sâu

LIÊN ĐỀ BẠCH HỚN HỒ THU MẪU

Đạo khởi Long Châu khởi phụng cầu.

 
[NGUYỆT + BẤY LÂU = Nguyệt + Cổ = Hồ.  ĐỀ + HỒ = Đề Hồ. LIÊN + BẠCH + HỚN = Hớn Liên Bạch. THU = Phạm Xuân Thu.  Bát Nương Diêu Trì Cung báo danh là Đề Hồ, Hớn Liên Bạch, Phạm Xuân Thu.
 

Chữ ĐỀ còn có nghĩa là chiết, gãy nhánh. LIÊN ĐỀ = đóa sen vừa gãy nhánh, ngụ ý nói bà Phạm Xuân Thu vừa mới quy thiên. Chữ HỒ còn chiết tự thành hai chữ Cổ Nguyệt. Như vậy câu thứ 3 có thể viết thành "Liên Đề Bạch Hớn Cổ Nguyệt Thu Mẫu", có nghĩa là "Hớn Liên Bạch [và] Đề Hồ xưa [cũng là] Nguyệt Thu Mẫu".

 
Trong số 42 vị Phật Mẫu của Tây Thiên Vô Cực Cung hộ trì cho Giáo Hội Thiên Trường, có một vị tôn danh là THU TIÊU LĂNG NGUYỆT MẪU.  "Thu Tiêu Lăng Nguyệt" có nghĩa là "trăng cao vời vợi trên đỉnh trời đêm thu".  Nhìn lại thi bài, rõ ràng chữ BÍCH NGUYỆT và TÂY LẦU trong câu đầu của đoạn trên đã ám chỉ "Nguyệt của Tây Cung". Cụm chữ BÓNG CHIỀU SÂU ám chỉ chữ LĂNG KHÔNG (cao trên không trung), vì người nhìn lên thì thấy trăng cao vời vợi trên đỉnh trời còn trăng nhìn xuống người thì trăng phủ bóng chiều sâu.  Còn chữ TIÊU (ban đêm) thì tự động thêm vào vì trăng chỉ mọc ban đêm.  Như vậy có đủ yếu tố để kết luận rằng BÁT NƯƠNG DIÊU CUNG đã tiết lộ cho biết bà cũng chính là THU TIÊU LĂNG NGUYỆT MẪU của TÂY THIÊN VÔ CỰC CUNG.  Thêm vào đó, chữ BÁT NƯƠNG CÔNG không những cho biết bà là Bát Nương trong Cửu Vị Phật Mẫu của Diêu Trì Cung mà còn là một Phật Mẫu của Bát Bộ Kim Cang, vì 42 vị Phật Mẫu này của Tây Thiên Vô Cực Cung thuộc Bát Bộ Kim Cang mà Vô Cực Tây Thiên Chủ là Đức Mẫu Cội Bồ Đề Thánh Đế Chương Tòa Cực Lạc Vô Sanh Lão Mẫu (cũng là Vô Thượng Hư Không Diêu Trì Kim Mẫu Vô Cực Đại Thiên Tôn):

"Cửa vân hành mở rộng THIÊN HOÀNG

TỨ THẬP NHỊ tức BÁT KIM CANG

Truyền mật độ chúng nhơn tự khắp

Xuất hiện tòa sen cuộc sắp bàn."

(Trích: Kinh Tứ Thập Nhị Phật Mẫu Tây Thiên Vô Cực Cung. https://www.onglaidoky3.com/p312a552/kinh-tu-thap-nhi-42-phat-mau-tay-thien-vo-cuc-cung )


Chúng ta cần ghi nhận khám phá này để làm tư liệu của GHTT, đồng thời cũng để xác tín rằng Cao Đài Phổ Độ tán thán Cửu Vị Tiên Nương là Cửu Vị Nữ Phật không phải là tùy tiện tôn xưng các ngài mà chính xác đó quả vị đích thực của các ngài là như thế, các vị tiết lộ danh xưng "Tiên" hay "Phật" tùy vào hiện thân trong tôn giáo nào mà thôi. Thượng Ngươn Thánh Đức sẽ là thời kỳ "ba nhánh" Phật-Thánh-Tiên quy về "một cội đạo" cho nên các vị mới tiết lộ.  
 
Bát Nương chịu trách nhiệm tiếp dẫn các chơn hồn lên tầng trời Phi Tưởng Thiên là tầng trời thứ tám. Tôn danh của Bát Nương là Bạch Liên Tiên Tử.  Với danh nghĩa là con của Mẹ Kim Mẫu Diêu Trì thì phong danh của Bát Nương là Bạch Liên Hoa Công Chúa. Pháp khí của Bát Nương là Giỏ Hoa Lam.  Theo tư liệu của Cao Đài Tam Kỳ Phổ Độ, Bát Nương có một lần hóa sanh trên đất Trung Hoa thời Tây Hán tên Hớn Liên Bạch và một lần hóa thân trên đất Việt tên Hồ Đề, là một nữ tướng lừng danh của hai Vua Bà. Theo tư liệu của Giáo Hội Thiên Trường thì Bát Nương hóa sinh trên đất Việt rất nhiều lần trong các đời Đinh, Lê, Lý, Trần. Trong thời Lý-Trần hóa thân của bà chính là Nữ Hoàng Lý Chiêu Hoàng và là Chiêu Thánh Hoàng Hậu, vợ đầu của Vua Trần Thái Tông.
 
Cũng theo tư liệu của Giáo Hội Thiên Trường, trong bài Bát Mẫu Nương Công do Hiệp Thiên Huyền Nam Phương Vũ tại đạo tràng St. Louis nhận thông điệp từ Huyền Không Thượng Thiên và gởi đến Đức Ngài vào ngày 20 tháng 9 năm 2020 lúc 11:40 sáng UST,  thì hóa thân gần đây nhất của Bát Nương chính là “Cô Thu” vừa mới mất, căn cứ vào câu “Thu vàng lá úa màu hoa cuối”.  Thế danh đầy đủ của “Cô Thu” là Phạm Xuân Thu, hạ phàm vào ngày 2 tháng 3 năm Kỷ Hợi (1959) và triều thiên vào ngày 4 tháng 4 năm Bính Thân (2016).  Còn rất nhiều bài thánh giáo khác nữa do chính Bát Nương giáng điển xác nhận Xuân Thu chính là hóa thân của bà, thí dụ như trong Pháp Âm 2020_35, giáng đàn vào ngày Phật Đản 15 tháng 4 năm Canh Tí giờ Mão, hoặc trong Pháp Âm 2020_36, giáng đàn vào ngày 19 tháng 4 năm Canh Tí giờ Mão, hoặc trong Pháp Âm_120, giáng đàn vào ngày 19 tháng 12 năm Đinh Dậu giờ Mão, hoặc ngay trong bài này.  Bát Nương còn có những tôn danh khác là Phổ Lạc Thiện Sư và Bát Nương Di Hoa Kim Hải.
]

 
 
Muốn tìm hiểu tường tận về Bát Nương mọi người có thể đọc những bài thánh giáo trong trang THÁNH GIÁO và đọc bộ kinh Liên Hoa Cửu Phẩm Lệnh Bà trong trang KINH CHÚ của website này.

Mục đích trình bày khá nhiều tư liệu là để cho mọi người biết rằng các vị được HỘI THÁNH THIÊN TRƯỜNG công nhận là HIỂN ĐẠO đều phải (1) có công hạnh dưới thế gian và (2) sau khi triều thiên phải giáng điển vài lần để xác minh.  Thông điệp phải đến từ những đạo tràng khác nhau, vào những thời điểm khác nhau, do những Hiệp Thiên Huyền Nam/Nữ khác nhau nhận thông điệp để bảo đảm tính minh bạch và xác thực (kiểm tra chéo). 


DI NGÔN QUAN TRỌNG CỦA BÁT NƯƠNG:   
Vào một ngày Chủ Nhật, ngày 9 tháng 2, năm 2002 (ngày 24 tháng 7 năm Nhâm Ngọ), lúc 10:20 sáng, tại Việt Nam, kim thân Bát Nương đã nói với Đức Ngài: "ngay vào giờ phút này, một đứa bé gái vừa chào đời, 40 năm sau sẽ tiếp tục công việc của em hiện nay. Đứa bé đó là em."  

MỘT SỐ DARANI VÀ TIẾNG LƯỠI CỦA BÁT NƯƠNG DI HOA KIM HẢI KHI CÒN TẠI THẾ ĐƯỢC ĐỨC NGÀI GHI ÂM NĂM 2001-2002


Tiếng lưỡi được phát âm trong khi môi khép kín và cơ mặt không nhích  động. Cũng có nhiều loại tiếng lưỡi khác nhau nhưng ở đây chỉ ghi lại một loại.

 

Nam Mô Vô Thượng Hư Không Diêu Trì Kim Mẫu Vô Cực Từ Tôn.
Nam Mô Cửu Vị Phật Mẫu Diêu Cung.
Nam Mô Tứ Thập Nhị Phật Mẫu Tây Thiên Vô Cực Cung.
Nam Mô Bát Nương Di Hoa Kim Hải.




 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn