CÁCH GỌI THỜI GIAN THEO SÁCH CŨ
HỎI: Trong sớ văn, gia phả, bi ký... thường có những cụm từ ghi thời gian theo chữ Hán, ví dụ như: “Canh Tý niên, quế nguyệt trung hoán”. Trong đó có một số từ không thông dụng. Xin quý báo giải thích giùm.
ĐÁP: Trong câu trích dẫn ở trên, “Canh Tý niên” là dễ hiểu, nghĩa là năm Canh Tý. Tuy nhiên, “quế nguyệt” và “trung hoán” là những chữ dùng không phổ biến, không phải ai cũng biết.
Quế Nguyệt (桂月) là cách gọi khác chỉ tháng tám âm lịch. Trung Hoán (中浣) còn gọi là trung tuần, chỉ quãng thời gian từ 11 đến 20 âm lịch hằng tháng. Người xưa chia mỗi tháng ra làm 3 tuần (không phải tuần lễ trong dương lịch), gồm: thượng tuần (từ mồng 1 đến 10) gọi là thượng hoán; trung tuần (từ 11 đến 20) gọi là trung hoán; hạ tuần (từ 21 đến 30) gọi là hạ hoán. “Canh Tý niên, quế nguyệt trung hoán” nghĩa là: trung tuần tháng Tám năm Canh Tý.
Trong âm lịch, mỗi tháng có nhiều cách gọi:
THÁNG GIÊNG: Chính nguyệt; Mạnh xuân; Sơ xuân; Khai tuế; Phương tuế; Đoan nguyệt; Chinh nguyệt.
THÁNG HAI: Trọng xuân; Hạnh nguyệt; Lệ nguyệt; Hoa triêu; Trung xuân; Hoa nguyệt; Lịnh nguyệt.
THÁNG BA: Quý xuân; Mộ xuân; Đào nguyệt; Tàm nguyệt; Đào lãng; Mạt xuân; Vãn xuân.
THÁNG TƯ: Mạnh hạ; Hòe nguyệt; Mạch nguyệt; Mạch thu; Thanh hòa nguyệt; Mai nguyệt; Chu minh.
THÁNG NĂM: Trọng hạ; Lựu nguyệt; Bồ nguyệt; Trung hạ; Thiên trung.
THÁNG SÁU: Quý hạ; Mộ hạ; Hà nguyệt; Thử nguyệt; Nhục thử; Ưu nguyệt.
THÁNG BẢY: Mạnh thu; Qua nguyệt; Lương nguyệt; Lan nguyệt; Lan thu; Thủ thu; Xảo nguyệt.
THÁNG TÁM: Trọng thu; Trung thu; Quế nguyệt; Sảng nguyệt; Quế thu.
THÁNG CHÍN: Quý thu; Mộ thu; Cúc nguyệt; Vịnh nguyệt; Cúc thu; Huyền nguyệt; Thanh nữ nguyệt.
THÁNG MƯỜI: Mạnh đông; Sơ đông; Lương nguyệt; Khai đông; Cát nguyệt; Thượng đông:
THÁNG MƯỜI MỘT: Trọng đông; Sướng nguyệt; Trung đông; Tuyết nguyệt; Hàn nguyệt; Long tiềm nguyệt.
THÁNG CHẠP: Quý đông; Tàn đông; Lạp nguyệt; Băng nguyệt; Mộ đông.
Để phân chia thời gian mỗi tháng trong một mùa, người xưa dùng các từ Mạnh (đầu tháng), Trọng (giữa tháng) và Quý (cuối tháng). Ví dụ: Mạnh xuân nghĩa là đầu xuân; Trọng hạ là giữa mùa hạ; Quý đông là cuối đông. Nhiều người đặt tên cho con cũng áp dụng theo cách gọi này. Ví dụ: Nguyễn Mạnh Tường (người con đầu tên Tường, họ Nguyễn)...
Về các mùa, mùa xuân chia làm: Sơ xuân; Tảo xuân; Dương xuân; Phương xuân; Mộ xuân. Mùa hạ chia làm: Sơ hạ; Trung hạ; Hạ mộ; Cửu hạ; Thịnh hạ. Mùa thu chia làm: Sơ thu; Kim thu; Tam thu; Mộ thu; Trung thu. Mùa đông chia làm: Sơ đông; Hàn đông; Cửu đông; Mộ đông; Trung đông.
Một số ngày đặc biệt trong năm cũng được gọi theo cách riêng:
Mồng một tháng Giêng: Nguyên đán; Đoan nhật.
Mồng bảy tháng Giêng: Nhân nhật.
Rằm tháng Giêng: Thượng nguyên; Nguyên tiêu nhật.
Rằm tháng bảy: Trung nguyên (người miền Nam gọi là Trung ngươn).
Rằm tháng mười: Hạ nguyên.
Mồng ba tháng ba: Trùng tam.
Mồng tám tháng tư: Dục phí.
Mồng năm tháng năm: Đoan ngọ; Trùng dương; Đoan dương.
Mồng bảy tháng bảy: Thất tịch.
Rằm tháng tám: Trung thu.
Mồng chín tháng chín: Trùng cửu; Trùng dương.
Mồng tám tháng chạp: Lạp bát.
Ba mươi tháng Chạp: Trừ tịch.
Mồng một hằng tháng: Sóc nhật.
Rằm hằng tháng: Vọng nhật.
Ba mươi hằng tháng: Hối nhật.
(Trích dẫn Cửa Sổ Tri Thức, Đà Nẵng Cuối Tuần, Đà Nẵng online https://www.baodanang.vn/channel/6059/202002/cach-goi-thoi-gian-theo-sach-cu-3270820/.)
NHỮNG TÊN ĐẶT CHO MÙA THÁNG TRONG VĂN TỰ VÀ LẠC KHOẢN CỔ
Thân tặng các bạn yêu chữ đang học tập & dịch thuật các văn bia, gia phả, thần phả, lạc khoản, các văn tự cổ -Bài trước từng đăng nay up lại tặng các thành viên mới của HNKB).
A-TÊN THEO BỐN MÙA:
Mùa Xuân: 初春 (Sơ xuân) 早春 (Tảo Xuân) 陽春 (Dương Xuân) 芳春 (Phương Xuân) 暮春 (Mộ Xuân).
Mùa Hạ: 初夏 (Sơ Hạ) 中夏 (Trung Hạ) 夏暮 (Hạ mộ) 九夏 (Cửu Hạ) 盛夏 (Thịnh Hạ).
Mùa Thu: 初秋 (Sơ Thu) 金秋 (Kim Thu) 三秋 (Tam Thu) 暮秋 (Mộ Thu) 中秋 (Trung Thu).
Mùa Đông: 初冬 (Sơ Đông) 寒冬 (Hàn Đông) 九冬 (Cửu Đông) 暮冬(Mộ Đông) 中冬 (Trung Đông).
B-TÊN THEO THÁNG LỊCH ÂM:
Tháng Giêng: 正月 (Chính Nguyệt) 孟春 (Mạnh Xuân) 初春 (Sơ Xuân) 開歲 (Khai tuế) 端月 (Đoan Nguyệt) 征月 (Chinh Nguyệt).
Tháng Hai: 仲春 (Trọng Xuân) 杏春 (Hạnh Xuân) 丽春 (Lệ Xuân) 花朝 (Hoa Triêu) 中春 (Trung Xuân) 花月 (Hoa Nguyệt) 令月 (Lệnh Nguyệt).
Tháng Ba: 季春 (Qúy Xuân) 暮春 (Mộ Xuân) 桃春 (Đào Xuân) 蚕月(Tàm Nguyệt) 桃浪 (Đào Lãng) 末春 (Mạt Xuân) 晚春 (Vãn Xuân).
Tháng Tư: 孟夏 (Mạnh Hạ) 槐月 (Hòe Nguyệt) 麥月 (Mạch Nguyệt) 清和月 (Thanh Hòa Nguyệt) 梅月 (Mai Nguyệt) 朱明 (Chu Minh).
Tháng Năm: 仲夏 (Trọng Hạ) 榴月 (Lựu Nguyệt) 蒲月 (Bồ Nguyệt) 中夏 (Trung Hạ) 天中 (Thiên Trung).
Tháng Sáu: 季夏 (Qúy Hạ) 暮夏 (Mộ Hạ) 荷月 (Hà Nguyệt) 暑月(Thử Nguyệt) 溽暑 (Nhục Thử) 优月 (Ưu Nguyệt).
Tháng Bẩy: 孟秋 (Mạnh Thu) 瓜月 (Qua Nguyệt) 涼月 (Lương Nguyệt) 蘭月 (Lan Nguyệt) 阑秋 (Lan Thu) 首秋 (Thủ Thu) 巧月 (Xảo Nguyệt).
Tháng Tám: 仲秋 (Trọng Thu) 中秋 (Trung Thu) 桂月 (Quế Nguyệt) 爽月 (Sảng nguyệt) 桂秋 (Quế Thu).
Tháng Chín: 季秋 (Qúy Thu) 暮秋 (Mộ Thu) 菊秋 (Cúc Thu) 詠月(Vịnh Nguyệt) 菊月 (Cúc Nguyệt) 玄月 (Huyền Nguyệt) 青女月(Thanh nữ Nguyệt).
Tháng Mười: 孟冬 (Mạnh Đông) 初冬 (Sơ Đông) 良月 (Lương Nguyệt) 開冬 Khai Đông 吉月 (Cát Nguyệt) 上冬 (Thượng Đông).
Tháng Một (11): 仲冬 (Trọng Đông) 暢月 (Sướng Nguyệt) 中冬(Trung Đông) 雪月 (Tuyết Nguyệt) 寒月 (Hàn Nguyệt) 龍潛月 (Long tiềm Nguyệt).
Tháng Chạp 12: 季冬 (Qúy Đông) 殘冬 (Tàn Đông) 腊月 (Lạp nguyệt) 冰月 (Băng Nguyệt) 暮冬 (Mộ Đông).
C-BA THỜI KỲ CHO MỘT THÁNG, ĐỀ CẬP VỀ CHỮ 旬:
Mười ngày là một tuần
Từ ngày 01 đến 10 là 上旬 (Thượng tuần), hoặc 上浣 (Thượng hoán).
Từ 11 đến 20 là 中旬 (Trung tuần) hoặc 中浣 (Trung hoán).
Từ 21 đến hết tháng là 下旬 (Hạ tuần) hoặc下浣 (Hạ hoán).
Chúc thọ gọi 10 năm là một tuần nên 70 tuổi gọi 七旬 (Thất tuần), 80 gọi 八旬 (Bát tuần)…
Mùng một gọi là 朔日 (Sóc nhật)
Rằm là 望日 (Vọng nhật)
Cuối tháng 30 là 晦日(Hối nhật).
D-MỘT SỐ NGÀY ĐẶC BIỆT:
Ngày 01 tháng giêng: 元日 (Nguyên nhật) hoặc 端日 (Đoan nhật). *7 tháng giêng: 人日 (Nhân nhật).
Rằm tháng giêng: 上元 (Thượng nguyên) hoặc 元霄日 (Nguyên tiêu nhật).
Rằm tháng bẩy: 中元(Trung nguyên).
Rằm tháng 10: 下元 (Hạ nguyên). *Ngày 3/3: 重三(Trùng tam)
Ngày 8/4: 浴沸 (Dục phí).
Ngày 5/5: 端五 (Đoan ngũ) hoặc 端阳 (Đoan dương).
Ngày 7/7: 七夕 (Thất tịch).
Rằm tháng tám: 中秋 (Trung thu).
Ngày 9/9: 重九 (Trùng cửu) hoặc 重陽 (Trùng dương).
Ngày 8/chạp: 臘八 (Lạp bát).
30/chạp: 除夕 (Trừ tịch).
E-TÊN 6 HOÀNG ĐẠO VÀ 6 HẮC ĐẠO CHỮ HÁN:
HOÀNG ĐẠO: 青龍 (Thanh long). 明堂 (Minh đường). 金櫃 (Kim quỹ). 寳光 (Bảo quang). 玉堂 (Ngọc đường). 司命 (Tư mệnh).
HẮC ĐẠO: 天刑 (Thiên hình). 白虎 (Bạch hổ). 朱雀 (Chu tước). 天牢 (Thiên lao). 勾陣 (Câu trận). 玄武 (Huyền vũ) – Nhiều sách TQ đổi chữ 玄 (huyền) thành 元 để tránh tên húy của một vua nhà Thanh (tựa như chữ 時 tên vua Tự Đức đổi sang chữ 辰).
Ý NGHĨA CỦA 6 HOÀNG ĐẠO:
Thanh long=Rồng xanh: Tốt nhất, đứng đầu tốt mọi việc.
Minh đường: Không gian sáng sủa, lợi nhất việc thăng quan tiến chức.
Kim quỹ: Hòm vàng, tốt nhất việc cưới hỏi.
Bảo quang (còn gọi Kim đường hoặc Thiên đức): Rực rỡ đẹp đẽ, thông suốt mọi việc. Ngọc đường: Qúy và đẹp, tốt mọi việc, nhất là việc học hành.
Tư mệnh: Mệnh của chủ, tốt mọi việc nhất là cho chủ.
Ý NGHĨA CỦA 6 HOÀNG ĐẠO VÀ 6 HẮC ĐẠO:
Thiên hình: Trời phạt, rất kỵ kiện tụng.
Bạch hổ: Hổ trắng, kỵ mọi việc trừ cúng tế.
Chu tước: Chim sẻ đỏ, kỵ kiện tụng tranh cãi.
Thiên lao: Nhà tù, mọi việc bất lợi.
Huyền vũ: Đen tốí kỵ nhiều việc nhất là giao tiếp kiện tụng.
Câu trận: Bầy ra rồi bỏ, rất kỵ việc làm nhà chuyển nhà và tang lễ.
BỔ SUNG BÀI: NHỮNG TÊN ĐẶT CHO MÙA….
Về việc có nhiều cách gọi tên, không biết vì các cụ xưa thích chơi chữ, hoặc tránh phạm tên kiêng hay gì gì nữa… Theo y/cầu của một số bạn, xin bổ sung vài g/thích sau:
Chữ Mạnh Trọng Quý: Một năm có 4 mùa, mỗi mùa 3 tháng, tháng đầu gọi mạnh, tháng giữa gọi trọng, tháng cuối gọi quý.
Chữ Sơ=Mới
Tảo=Sớm
Khai=Bắt đầu
Chữ Trung=Giữa, trong…
Chữ Mộ=Cuối.
Tàn=Hết.
Vãn=Muộn.
Mạt=Ngọn, cuối.
Hàn=Rét…
Chữ cửu liên quan đến lục trong môn Kinh dịch, không g/thích ở đây, nôm na hiểu chữ này thay cho chữ dương, ngược với lục chữ âm. Các chữ Đào, Mai, Hòe, Cúc…ghép với mùa hoặc tháng là biểu tượng của loài hoa đó khi đep tươi nhất.
+Còn nhiều cách gọi khác, chúng ta hãy lấy Tự điển tra cứu để hiểu thêm...
(Trích dẫn Hán Nôm Kinh Bắc, facebook Nguyễn Quang Chỉnh, 09/7/2016).