ĐẠI ĐẠO HUYỀN KHÔNG
CHÍ TÔN KHAI GIÁO KỲ BA VÔ VI
KINH
DI LẠC PHẬT VƯƠNG
THUYẾT GIẢNG TÂM KỆ
GIÁO HỘI THIÊN TRƯỜNG
TÒA ĐÌNH TRUNG ƯƠNG
Huyền Không Thiên Thượng ban Kinh Di Lạc Phật Vương Thuyết Giảng Tâm Kệ cho Giáo Hội Thiên Trường vào ngày 4 tháng 2 năm Kỷ Hợi (9/3/2019), thánh đàn Nam Thành, giờ Tí. Tòa Đình Trung Ương GHTT Nam California dự đàn. Hiệp Thiên Huyền Nữ Kim Ngọc Thanh Huyền tiếp điển ứng khẩu lưu xuất kinh văn.
Website: www.onglaidoky3.com
Email: lienkyhaihoi@gmail.com
V3.2023
LƯU Ý
Những chữ nằm trong ngoặc vuông [ ] là do Người Ghi Chú thêm vào, không phải là nguyên văn, nhằm mục đích chú giải một từ ngữ hoặc một ý của những chữ, câu, đoạn để giúp phần nào cho người đọc trong việc lĩnh hội nghĩa lý của kinh văn.
Người Ghi Chú thực sự là không am tường Hán Việt hoặc Nôm Việt, chỉ dựa vào từ điển để chú giải hợp lý nhất theo chủ quan của mình cho nên có thể sai lầm trong việc chú giải. Mong được sự lượng thứ của tất cả và, nếu có thể, xin các cao nhân chỉ giáo cho Giáo Hội Thiên Trường sẽ rất biết ơn.
Hiệp Thiên Huyền tiếp điển ứng khẩu lưu xuất kinh văn. Tất cả đều được ghi âm rồi viết lại. Có những chỗ vì do phát âm không chuẩn cho nên khi nghe và chép xuống có thể đã mắc phải sai lầm. Tuy nhiên tất cả tư liệu, âm thanh và hình ảnh, đều được lưu trữ cẩn thận để sau này đồng đạo hoặc học giả có thể kiểm chứng tính xác thực của kinh văn.
1. ÁN CHƠN NGÔN
Tịnh Ý, tịnh Thân, tịnh Khẩu môn
Tịnh Nghiệp trần ai, tịnh Chơn Ngôn
Án Thiên, án Địa, án Pháp Giới
Án Pháp Vô Vi Đại Pháp Tôn. (1)
Si Ta Na Hi Ru Ra Ha
Trung Du Đa Du Ri Na Da
Ta Đà Ru Da Di Tất Da
Mông Di Rị Da Đà Ra Ha. (1)
2. DÂNG TÂM HƯƠNG
BỬU Tòa Chương chư sinh đảnh lễ
HƯƠNG thiền dâng cúng khắp 10 phương
KỲ hương bay tỏa vô tận cõi
PHÁP giới trang nghiêm tâm giới tưởng
NHÃN tạng Huyền Không hiện đạo trường. (1)
3. THỈNH CHƯ THIÊN, THẦN
Như hoa Linh Thoại nở
Lời vàng Phật thuyết thậm thâm
4. CHÁNH KINH
DI LẠC PHẬT VƯƠNG THUYẾT GIẢNG TÂM KỆ
BỐN PHƯƠNG TÁM HƯỚNG [ngày] mai khôi hiệp
CHÁNH PHÁP RA ĐỜI mươi triệu kiếp
MƯỜI PHƯƠNG ÁNH SÁNG trang nghiêm cõi
RỐT RÁO CHUYÊN TU buông bỏ tuyệt.
BA CÕI TRỌN KHÔNG không trọn có.
PHÁP TỊNH LÒNG VUI niệm nam mô
TỰ MÌNH CHÍ NGUYỆN vì sao thế?
KHÔNG DIỆT KHÔNG SANH vi lậu vô [vô lậu].
[LẬU, HỮU LẬU, VÔ LẬU = nói nôm na là những phiền não, còn phiền não, hết phiền não. Thân thể của phàm phu gọi là Hữu Lậu Thân, còn thân Phật thì thanh tịnh vô lậu gọi là Vô Lậu Thân. Tu 6 hành quán hữu lậu được quả báo trời, người trong 3 cõi gọi là Hữu Lậu Đạo (con đường hữu lậu). Còn pháp tu chứng được đạo quả Niết bàn thì gọi là Vô Lậu Đạo (con đường vô lậu). Nhờ vào pháp thế tục mà phát sinh trí tuệ thì gọi là Hữu Lậu Trí, còn chứng biết lý Tứ Đế và trí tuệ của bậc Thánh từ giai vị Kiến Đạo trở lên gọi là Vô Lậu Trí. Phàm phu từ giai vị Kiến Đạo trở xuống làm thiện thì gọi là Hữu Lậu Thiện, còn điều thiện do bậc Thánh từ giai vị Kiến Đạo trở lên đạt được thì gọi là Vô Lậu Thiện. Hành vi thế tục do Trí Hữu Lậu tạo tác thì gọi là Hữu Lậu Hạnh, còn dùng Trí Vô Lậu tu quán hạnh Tứ Đế thì gọi là Vô Lậu Hạnh. Dùng đạo hữu lậu để đoạn trừ phiền não thì gọi là Hữu Lậu Đoạn, còn dùng đạo vô lậu để đoạn trừ phiền não thì gọi là Vô Lậu Đoạn. Hạnh hữu lậu có thể chiêu cảm quả hữu lậu trời, người, v.v... trong 5 đường cho nên gọi là Hữu Lậu Nhân, còn hạnh vô lậu thì có khả năng chứng quả Vô Lậu Niết Bàn cho nên gọi là Vô Lậu Nhân. Phàm phu nhờ tu 6 hạnh quán mà an trụ trong các định Tứ Thiền, Tứ Vô Sắc định, Tứ Vô Lượng Tâm định ... gọi là Hữu Lậu Định, hoặc Hữu Lậu Thiền còn thiền định do bậc Thánh dùng trí vô lậu mà phát được thì gọi là Vô Lậu Định hay Vô Lậu Thiền. Định Vô Lậu này sinh khởi ở trong 9 địa Vô Lậu: Vị Chí Định, Trung Gian Định, Tứ Căn Bản Định, Không Vô Biên Xứ Định, Thức Vô Biên Xứ Định và Vô Sở Hữu Xứ Định. Ngoài ra, theo tông Duy Thức thì tịnh thức của quả Phật gọi là Vô Lậu Thức, còn thức khi chưa thành Phật thì gọi là Hữu Lậu Thức. Thức thứ 6 và thứ 7 khi ở Sơ Địa vào giai vị Kiến Đạo đã chuyển một phần thức thành trí thì cũng có thể đoạn được gọi là Vô Lậu Thức. Còn 5 thức trước và thức thứ 8 thì khi thành quả Phật mới có thể chuyển biến thành thức vô lậu. Sau hết, sự giác ngộ vô lậu xưa nay vốn vắng lặng gọi là Vô Lậu Vô Vi, nhưng khi do tác dụng mà khởi động thì gọi là Vô Lậu Hữu Vi. VI VÔ LẬU = có ý nói tất cả các thứ vô lậu như thân vô lậu, thức vô lậu, hạnh vô lậu, đoạn vô lậu, nhân vô lậu, quả vô lậu, trí vô lậu ... Vô Vi Vô Lậu.]
Lời Ta oai đức CUNG KÍNH NGƯỠNG!
Kiếm khắp phương TRỜI NHẬP XUẤT ĐƯƠNG
KHÔNG vô tướng, vô sắc, VÔ THƯỢNG
Mừng thay chánh [pháp] đặng, CHÁNH PHÁP tường.
Lợi ích khâu pháp [pháp lớn] hòa chuông tiếng
Chuông khuya mõ sớm len lỏi hiện
Du dương trầm bổng từ bi pháp
THÀNH TÂM QUY KÍNH PHẬT PHÁP HUYỀN.
TINH HOA PHẬT PHÁP bao hàm tưởng
TỪ HƯỚNG ĐIỂN LÀNH sự hoằng dương
CHỈ RÕ NGUYÊN LÝ đường tu tập
CẦU ĐẠO BỒ ĐỀ mở lòng thương.
Ba đường sáu nẻo sanh rồi tử
Mọi sanh linh do vậy THẮNG TU
Nơi CHÁNH PHÁP VI DIỆU hạnh phúc
Đoạn diệt đi tham, tránh hận thù.
[THẮNG TU = tu theo pháp thù thắng tức Thắng Pháp. Thắng Pháp: là pháp thù thắng vượt khỏi Kinh Tạng và Luật Tạng. Thắng Pháp (Abhidhamma, A Tỳ Đạt Ma, A Tỳ Đàm) còn được gọi là Vi Diệu Pháp. Thắng Pháp Tạng là Tạng thứ ba của Tam Tạng Kinh Điển là Abhidhamma Pitaka. Tạng nầy thường được gọi là Luận Tạng, theo hệ thống kinh điển Đại thừa, nó tập hợp các bộ luận giải của các vị cao tăng. Trong hệ Nguyên thủy, Vi Diệu Pháp là một tập hợp các bài giảng sâu xa của Đức Phật về thể tính của vạn pháp. Có một số người dịch Abhidhamma là Đối Pháp, Đại Pháp hay Hướng Pháp. Đại Pháp: là pháp cao sâu, rộng rãi hơn các pháp trong Kinh Tạng và Luật Tạng. Đối Pháp: là đối tượng của trí tuệ cao siêu, sáng suốt. Hướng Pháp: là pháp có khả năng hướng đến sự giải thoát, giác ngộ, liễu tri các pháp. CHỈ RÕ NGUYÊN LÝ ĐƯỜNG TU TẬP (trong khổ pháp thi trước) và CHÁNH PHÁP VI DIỆU (trong khổ pháp thi này)= là có ý nói đến Thắng Pháp này.]
Nay [tại] phàm có CHÁNH PHÁP MẦU NHIỆM
Hãy chú tâm lời dạy mộng tìm
Giữa hư không tụ hội GIỚI THIÊN
CHÓNG CẦU ĐẠO nam mô diệu niệm.
Ta nhập thể khéo y xác nói
Trụ bốn phương tám hướng pháp khơi
TA BẬC CHÁNH [ĐẲNG GIÁC] THỂ NHẬP THUYẾT GIẢNG
Ba pháp xứ nơi rằng sự tới.
[PHÁP XỨ = có nghĩa là chỗ sinh ra và nuôi lớn tâm và tâm sở, đồng thời là chỗ để cho tâm và tâm sở tựa và nương theo. BA PHÁP XỨ = Năm Căn, Năm Cảnh, và Sở Nhiếp Sắc. Trong tất cả sắc pháp, bất cứ pháp nào, hễ được thu nhiếp vào pháp xứ thì đều gọi là Pháp Xứ Sở Nhiếp Sắc. Theo luận đại thừa A Tì Đạt Ma Tạp tập quyển 1, thì Pháp Xứ Sở Nhiếp Sắc được chia ra làm 5 loại: (1) Cực Lược Sắc: Chỉ cho tất cả pháp cực nhỏ (cực vi) mà vẫn có tính chất chướng ngại; (2) Cực Huýnh Sắc (cũng gọi Tự Ngại Sắc): Chỉ cho những hiển sắc của Không Giới không đủ tính chất chướng ngại (như sáng, tối...); (3) Thụ Sở Dẫn Sắc (cũng gọi Vô Biểu Sắc): Chỉ cho sắc pháp vô hình, nương vào 2 nghiệp thiện và ác phát động nơi thân khẩu rồi khởi lên ở trong thân chứ không biểu hiện ra ngoài (chẳng hạn như do giữ giới mà dẫn sinh một loại tác dụng tinh thần ngăn ngừa được tội lỗi), vì là do Tứ Đại trong thân tạo ra cho nên được liệt vào loại sắc pháp; (4) Biến Kế Sở Khởi Sắc: Ý thức duyên theo 5 căn, 5 cảnh mà sản sinh ra tác dụng tính toán, so đo, phân biệt tất cả một cách hư vọng, rồi trong tâm biến hiện ra bóng dáng của sắc pháp như hoa đốm giữa hư không, như bóng mặt trăng dưới đáy nước, như ảnh tượng trong gương... đều được thu nhiếp vào loại sắc pháp này (loại sắc pháp này chỉ có bóng dáng chứ hoàn toàn không có bản chất tự thể để nương tựa); (5) Định Tự Tại Sở Sinh Sắc (cũng gọi Định Sở Sinh Sắc hoặc Định Sở Dẫn Sắc hoặc Thắng Định Quả Sắc hoặc Định Quả Sắc hoặc Tự Tại Sở Sinh Sắc): các cảnh sắc, thanh, hương, vị... do sức thiền định thù thắng tự tại biến hiện ra. Ngoài ra, theo Duy Thức, thì trong 5 loại sắc pháp nói trên, 4 loại trước đều là giả sắc, chỉ có loại thứ 5 là thông cả giả lẫn thực. Hễ sắc do bậc Thánh biến hiện thì đều là thực sắc (vì uy lực thắng định của bậc Thánh là một loại Định Vô Lậu, sắc pháp do Định Vô Lậu biến hiện ra là thực sắc).]
BẬC VÔ THƯỢNG hữu lai che chở
Đố những ai TU HẠNH ĐƯỢC VÔ
Thành thật đạo chứng đạo thành này
Chơn hạnh phúc tương lai sáng tỏa.
[TU HẠNH = Ở đây là tu hạnh vô lậu có khả năng chứng quả Vô Lậu Niết Bàn. ĐƯỢC VÔ = ý nói vào được dòng Thánh. THÀNH THẬT ĐẠO CHỨNG ĐẠO THÀNH = Thật thành đạo, chứng thành đạo = ý muốn nói thực sự chứng bốn Thánh quả vị là Nhập Lưu (bước vào dòng Thánh), Nhứt Lai (trở lại một lần), Bất Lai (không trở lại), và A La Hán (bậc giải thoát hoàn toàn). BẬC VÔ THƯỢNG HỮU LAI CHE CHỞ = Bậc Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác không bị sinh tử luân hồi trói buộc nhưng vì lòng từ muốn che chở chúng sanh mà hữu lai (trở lại) theo nguyện lực. ĐỐ ... NÀY = Đố này.]
Pháp cao thượng BẬC CHÍ [THÁNH] Y CHÁNH [PHÁP]
Lời mầu này ĐỨC PHẬT CHỈ RÀNH
Nghe được pháp CHÚ TÂM [TÂM CHÚ] MỘT KỆ
Thối chuyển về AN LẠC TRỌN LÀNH.
[THỐI CHUYỂN = Hai chữ thối chuyển trong khổ thi pháp này được sử dụng để nói đến tương quan của bậc Đại Bồ Tát Bất Thối Chuyển đối với các "tưởng thối chuyển". Trong Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa, quyển 327, phẩm Bất Thối Chuyển, viết: "Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì đối với tưởng bố thí Ba-la-mật-đa thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển; vì đối với tưởng tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển. Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì đối với tưởng pháp không nội thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển; vì đối với tưởng pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển. Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì đối với tưởng chơn như thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển; vì đối với tưởng pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển. Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì đối với tưởng bốn niệm trụ thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển; vì đối với tưởng bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển. Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì đối với tưởng Thánh đế khổ thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển; vì đối với tưởng Thánh đế tập, diệt, đạo thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển. Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì đối với tưởng bốn tịnh lự thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển; vì đối với tưởng bốn vô lượng, bốn định vô sắc thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển. Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì đối với tưởng tám giải thoát thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển; vì đối với tưởng tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển. Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì đối với tưởng pháp môn giải thoát không thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển; vì đối với tưởng pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển. Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì đối với tưởng bậc Cực hỷ thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển; vì đối với tưởng bậc Ly cấu, bậc Phát quang, bậc Diệm tuệ, bậc Cực nan thắng, bậc Hiện tiền, bậc Viễn hành, bậc Bất động, bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển. Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì đối với tưởng năm loại mắt thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển; vì đối với tưởng sáu phép thần thông thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển. Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì đối với tưởng pháp môn Tam-ma-địa thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển; vì đối với tưởng pháp môn Đà-la-ni thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển. Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì đối với tưởng mười lực Phật thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển; vì đối với tưởng bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển. Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì đối với tưởng pháp không quên mất thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển; vì đối với tưởng tánh luôn luôn xả thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển. Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì đối với tưởng quả Dự-lưu thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển; vì đối với tưởng quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển. Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì đối với tưởng quả vị Độc-giác thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển. Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì đối với tưởng trí nhất thiết thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển; vì đối với tưởng trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển. Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì đối với tưởng phàm phu thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển; vì đối với tưởng Thanh-văn, tưởng Độc-giác, tưởngBồ-tát, tưởng Như Lai thối chuyển, nên gọi là Bất thối chuyển. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì đại Bồ-tát ấy dùng tư tưởng không, quán tất cả pháp, đã nhập Chánh tánh ly sanh của Bồ-tát cho đến chẳng thấy một pháp nhỏ nào có thể nắm bắt được, vì chẳng thể nắm bắt được, nên không có sự tạo tác, vì không có sự tạo tác, nên rốt ráo chẳng sanh, vì rốt ráo chẳng sanh, nên gọi là Vô sanh pháp nhẫn. Do chứng đắc Vô sanh pháp nhẫn như thế, nên gọi là đại Bồ-tát Bất thối chuyển. Này Thiện Hiện! Nếu thành tựu các hành, trạng, tướng như thế, thì nên biết đó là đại Bồ-tát Bất thối chuyển." ...]
Ngoài động TÂM KHÔNG bất động
Tiêu ngã xuất trần VÔ ĐỘNG tiêu thông
Ác thế ngũ trược chúng hồng
Kiếp khổ năng trừ hạnh KHÔNG KHÔNG hạnh
NAN SỰ VÔ KHÔNG THUYẾT CHÁNH
HƯ KHÔNG THUYẾT TẬN ĐẠO THÀNH KỲ TÂM
XUẤT GIÁNG VIỄN DU HOA TẠNG
THẬP CỔ GIAI KỲ PHÁP THÂN CƯ ĐỘ.
[HOA TẠNG = Thế giới LIÊN HOA TẠNG (Padma Garbha Loka dhatu) còn gọi là LIÊN HOA QUỐC hoặc HOA TẠNG TRANG NGHIÊM THẾ GIỚI HẢI hoặc HOA TẠNG TRANG NGHIÊM CỤ THẾ GIỚI HẢI hoặc DIỆU HOA BỐ ĐỊA THAI TẠNG TRANG NGHIÊM THẾ GIỚI hoặc LIÊN HOA ĐÀI TẠNG THẾ GIỚI HẢI hoặc THẬP LIÊN HOA TẠNG THẾ GIỚI hoặc THẬP HOA TẠNG, là nơi cư trú của Thanh Tịnh Pháp Thân Phật Tỳ Lô Giá Na. Tỳ Lô Giá Na có nghĩa là ánh sáng rực rỡ trang nghiêm chiếu khắp 10 phương. Câu thứ ba trong đoạn mở đầu của bài kinh này nói "10 phương ánh sáng trang nghiêm cõi" là có ý nói Tỳ Lô Giá Na. Căn cứ theo kinh Hoa Nghiêm, THẾ GIỚI CHƯ PHẬT LÀ NHẤT CHÂN THẾ GIỚI. Trong Nhất Chân Thế Giới có vô số biển nước thơm. Có một biển nước thơm tên Phổ Quang Ma Ni trang nghiêm. Trên biển nước thơm Phổ Quang Ma Ni trang nghiêm có một hoa sen lớn tên Chủng Chủng Quang Minh Nhụy Hương Trảng được tạo thành từ vô số thế giới nhỏ. Thế giới HOA TẠNG của Tỳ Lô Giá Na Phật nằm ở trung tâm trong bông sen lớn đó. Phật Tỳ Lô Giá Na đã trải qua hằng hà sa số kiếp tu hành chứng được Vô Thượng Bồ Đề. Muôn vạn hoá thân của Tỳ Lô Giá Na Phật có mặt đồng thời trong vô số thế giới để thuyết pháp. Phật Thích Ca Mâu Ni cũng chỉ là 1 hoá thân của Phật Tỳ Lô Giá Na, đang thực hiện việc giáo hoá chúng sanh ở thế giới Ta Bà. Chiếu theo kinh Phạm Võng và kinh Hoa Nghiêm thì thế giới Ta Bà và thế giới Cực Lạc nằm trong thế giới LIÊN HOA TẠNG.]
PHÁP MẦU NHIỆM BI TRẦN THÂN CHÍ
ĐẠO VÔ BIÊN PHÁP GIỚI TỘT Y
TÂY PHƯƠNG AN LẠC QUY MẠNG NGUYỆN
ĐẠI LỰC TỪ BI PHẬT ÂN DI.
NHỨT NHỨT MINH QUANG THIÊN XUẤT NHẬP
SẮC DANH DANH SẮC TÔN DỊ THẬP
TUYÊN THUYẾT BIẾN HƯ [KHÔNG] HÓA XUẤT QUANG
THIÊN NHẬP THỂ PHỤC VÔ THƯỢNG LẬP.
[DỊ = lâu dài. THẬP = đầy đủ. DỊ THẬP = đầy đủ 10 hiệu đã thành từ lâu; Mười hiệu đó là: Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.]
TỎA THÂN HIỆN KỲ BA HÓA HIỆN
BẤT ĐỘNG TRÌ THÂN PHÁP [PHÁP THÂN] BẢO LIÊN
VÔ [THƯỢNG] PHÁP ĐẠO PHẬT ÂN ĐẢNH PHÓNG
THỊ HIỆN HƯ KHÔNG BẬC CAO HUYỀN.
[BẤT ĐỘNG TRÌ = Diệu trạm tổng trì bất động. DIỆU TRẠM có nghĩa là trí thanh tịnh đã viên mãn, thể vắng lặng, dụng vô ngại, nhằm tán thán Báo Thân Phật. TỔNG TRÌ nghĩa là Như Lai Tạng tánh tùy duyên phổ ứng thất đại, nhằm tán thán Ứng Hóa Thân Phật. BẤT ĐỘNG nghĩa là tâm tánh thường vắng lặng, vô thỉ vô chung, nhằm tán thán Pháp Thân Phật.]
Không thù không hận mau tỉnh thức
Nếp sống nhu hòa chơn tạo phúc
Trọn đời tu tập thời cập bến [giác]
Chứng quả hạnh tu tâm chơn [chơn tâm] thực.
[Về mặt kỹ thuật, hãy hình dung dãy chữ CHỨNG QUẢ HẠNH TU CHƠN TÂM THỰC nằm trên một băng Led chạy vòng tròn. Dầu bắt đầu với chữ nào thì cũng thành câu trọn vẹn có cùng một nghĩa lý. Về mặt hàm ý, điều này nói rằng "tùy duyên vạn biến nhưng chơn tâm bất biến".]
Ai thọ trì KINH PHÁP VI DIỆU
Được cơ duyên KHÓ GẶP PHẬT KÊU
Thấy nghe chơn NGHĨA VI DIỆU PHÁP
Hư không tận ĐỘ PHÚT VỀ CHIỀU.
Sáu căn ba nghiệp nên điên đảo
Không trụ TÂM TỐI căn gây tạo
Sanh tử luân hồi kiếp trọn không
Bồ đề thanh tịnh giải thoát nào.
TỘI NẶNG BA NGHIỆP nào có nhớ
CHẲNG BIẾT LÀNH TU đạo hạnh mô
TỰ MÌNH GÂY TẠO mà che dấu
TỘI MUÔN CHẾT ĐÓ sa ngục đồ.
TU THÂN THÔNG ĐẠT qua bờ giác
MỘT LÒNG HƯỚNG PHẬT tâm an lạc
NHƠN DUYÊN TU ĐẮC hành Bồ Tát
THẦN TƯỚNG PHẬT HIỆN ánh sáng bắt.
Gió thơm mùi ĐẠO TỎ SÁNG thay
Vui mừng thân ý ĐỨC nhiệm NGÀI
Diễn nói êm diệu âm thâm diệu
Chánh pháp nhơn duyên chứng ngộ khai.
[4 câu này nói: "Gió thơm mùi ĐẠO TỎ SÁNG, vui mừng thay thân ý nhiệm, ĐỨC NGÀI diễn nói êm diệu âm, chánh pháp thâm diệu khai nhơn duyên chứng ngộ." Những khổ thi/kệ/giảng trong kinh này có chỗ cũng nên sắp xếp lại các con chữ theo văn xuôi (giống như 4 câu vừa được chú giải này) để thực sự hiểu nghĩa lý.]
Tu tập công đức vui vẻ bỏ
Cạo sạch TÂM TRONG niệm nam mô
Vui nghe Phật hiển [lộ] mà tinh tấn
VẠN PHÁP LẶNG NGỒI SOI KHẮP VÔ.
Thiện nam tín nữ vào PHẬT ĐẠO
OAI ĐỨC ĐẠI TỪ VÔ LƯỢNG BAO [PHỦ]
Phủ ánh bằng nhập soi bao cõi
Được nghe nói pháp phóng ánh hào.
Không cầu danh lợi ta [tự mình] xét nghĩ
CẦU ĐẠO TRIỆT ĐỂ Phật soi Y
PHÁP TỰ TẠI an vui phước thọ
Quyết tâm tu đắc quả hướng thi.
ĐỒNG PHÁP THƯỢNG ĐẠO LỜI TA DẠY
Ít chúng sanh tu ĐẠO ngày nay
Phải sức trí huệ PHÁP vững bền
Ba La Mật KHÉO HỌC là hay.
PHẨM 1:
KHAI ĐÁO HẠ TRẦN KIẾP BA SƯƠNG
[ba sương = phong ba sương gió]
CHUYỂN PHÁP VÔ THƯỢNG
ĐẠO HƯỚNG TRỌN HỒI.
"Đời tui pháp đó"
Chấp có chấp không
Nói [mà] không [biết] sợ sệt.
Nói hết lời Ta
Rải hoa rũ xuống
Vô lượng tinh hoa
Ma Ha Tát Ma
Di Da Đa Tha
Xấu xa [phải] dứt bỏ!
Tiện ở nơi Phật
Thể bất chân kỳ
Đường đi tốt đẹp
Đường hẹp bước vào
Thế lạc thong thả
Phật ra đất sanh
Duyên lành biết đạo
Biết tạo công đức
Trí lực phước tu
Và tu huệ Phật
Túc bực nhân duyên
Tu hiền thoát khổ
Nam mô nói pháp
Luyện tập từ bi
Quy y PHẬT, PHÁP
Nghe pháp vui mừng
Hàng chúng kinh lễ
BỒ ĐỀ THẾ TÔN
HIỆN KHÔNG KHÔNG HIỆN
Đặng khiết pháp tưởng
Nước phương cõi Phật
TÔN BẬC KHÓ THẤY
NAY THẤY MỘT LẦN
MƯA PHÁP ĐẦY ĐỦ
Hoa ưu đàm bát
Tiếng hát sâu xa
Hiện ra hóa độ.
Ta độ chúng sanh
Tu hành Phật đạo
TA TẠO HÓA RA
KỲ BA DỊ ĐẠO [KỲ BA ĐẠO KHÁC]
THÔNG THẠO PHẬT THỪA
TỪ XƯA TỪNG CÓ
PHẬT ĐÓ VÔ THƯỢNG
BA PHƯƠNG BỐN CÕI
THỜI NÓI PHÁP NGHE
BỒ ĐỀ PHẬT ĐẠO.
Người nghe pháp đầy đủ Ta hiện
Trụ phương diện người nghe được duyên
TA NGỰ TẦN SỐ CAO THANH TỊNH
NGHÌN ỨC THỰC DIỄN NGHĨA PHÁP THIỀN.
VÔ LƯỢNG KIẾP NAY TA CHỈ GIÁO
BA MINH BỐN TRÍ TRÌ PHÁP BẢO
Nói pháp nghe pháp thân thanh tịnh
Pháp minh hiện tịnh báu cột vào.
[TỪ XƯA TỪNG CÓ, PHẬT ĐÓ VÔ THƯỢNG và VÔ LƯỢNG KIẾP NAY TA CHỈ GIÁO = Trong Kinh Bi Hoa có đoạn "Phật bảo Đại Bồ Tát Di Lặc: … Di Lặc! Ở nơi quá khứ trong mười đại kiếp, nếu có người nào muốn nguyện thành Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, ngay khi đó, ông liền đáp ứng đầy đủ, làm cho họ nhanh chóng thành tựu Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, vào Vô Dư Niết Bàn. Di Lặc! Ông ở lâu nơi sanh tử do bổn nguyện. Sở dĩ không thành Phật là do chưa đúng lúc. Di Lặc! Vì ông, nay Ta trao chức vị Phật."
BA MINH = (1) Thiên Nhãn Minh; (2) Túc Mạng Minh; (3) Lậu Tận Minh. Là trí tuệ của bậc chứng Thánh “Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui” (trích Trung Bộ Kinh). BỐN TRÍ = Thành Sở Tác Trí, Diệu Quan Sát Trí, Bình Đẳng Tánh Trí, Đại Viên Cảnh Trí. THÀNH SỞ TÁC TRÍ: chuyển hóa Tiền Ngũ Thức (5 thức căn bản hoạt động liền với 5 căn) mà thành (không còn sanh tâm phân biệt, điên đảo, động loạn, ưa thích; thấy nghe sánh suốt, hỷ lạc khinh an hiện tiền; thức thuộc hữu vi còn Thành Sở Tác Trí thuộc vô vi nên nó còn có tên là VÔ VI TRÍ). DIỆU QUAN SÁT TRÍ: chuyển hóa thức thứ 6 là Ý Thức (công năng nghĩ suy, phân biệt, thị phi, quyết đoán) mà thành. BÌNH ĐẲNG TÁNH TRÍ: chuyển hóa thức thứ bảy Mạt Na (Ngã Thức) mà thành (ngã chấp, đấu tranh, hơn thua, được mất... đều tịch diệt; hai tướng nhân ngã không còn, từ bi sinh khởi; khổ vui không hiện khởi trong tâm, thọ uẩn tịch diệt, thọ uẩn tịch diệt trung tế tịch diệt, hậu tế tịch diệt, hữu thân tịch diệt, hậu hữu thân tịch diệt, sanh lão tử chấm dứt.). ĐẠI VIÊN CẢNH TRÍ: chuyển hóa thức thứ tám A Lại Da (kho chứa dữ liệu) mà thành (còn có tên VÔ SỞ HỮU TRÍ, như tấm gương không chối vật mà cũng không lưu dấu hình; sở hữu là thức, vô sở hữu là trí; thức uẩn và hành uẩn tịch diệt, tánh giác hiện ra, soi thấu vạn hữu, thành tựu đại công đức). Tuy nói 8 thức nhưng thực ra chỉ có một thức đảm trách 8 chức năng khác nhau. Từ Đạo gọi một thức này là Thể Trí của con người.]
Ai nghe thọ ký tự hối lỗi
Tạo quấy nay người ngu chẳng thôi
Tai nghe pháp trang nghiêm thọ ký
Cầu đạo đặng thân tâm khắp cởi.
LỜI CHÂU BÁU VÔ GIÁ CHẲNG BIẾT
TỰ TẠI MUÔN ỨC VÔ LƯỢNG THUYẾT
TRÌ PHÁP CHÁNH GIÁC TỰ TẠI THÔNG
SỐ HẰNG SA THÀNH TỰU LAI TUYỆT.
SỐ VI TRẦN KIẾP SỐ TRƯỞNG TỬ
TA NAY THẢY ĐỀU LẦN NHẬP ĐỦ
DIỆU PHÁP TA ĐỀU HIỆN Ở ĐÂY
MỘT LỜI HOA PHÁP BẬC ĐẠO TỪ.
NGÔN rằng trụ PHẬT nhứt TRÍ huệ
DANH rạng báu TRỜI trụ ĐẠO phê
THIÊN trải bích NÀY nói PHÁP nghe
QUỐC đạo ai GẦN đặng PHẬT về.
LẬP môn đạo báu vì đại chúng
TỰ tại đem thân thiếp đạo tùng
KHUYẾN tu đường tu thuyết vi diệu
TU cõi lộng [dù] phan [phướn] rải khắp cùng.
PHƯƠNG trời trải khắp hoa rơi rụng
DANH tiếng lẫy lừng BÍCH VÂN CUNG
NHỨT nhứt cõi này đuốc lớn sáng
KIM thông vô lượng rải khắp cùng.
LÒNG đẹp sức lớn như sen báu
TỪ bi thể hộ người tu hậu
MỞ cửa kho lương rải khắp nơi
BÁU ngọc dường đó lượng kiếp châu.
Ai tu đặng pháp này nên nhớ
Ba La Mật Đa thiện chí chờ
VÌ NGHE TA NÓI MÀ CUNG KÍNH
CẦU PHÁP TA HOẰNG ĐƯỢC ĐẾN BỜ.
ĐIỂN TRỤ NÓI PHÁP BẤT THỐI CHUYỂN
BỐN MƯƠI TÁM BÁU HÀNG TRỜI THIÊN
THIỆN NAM TÍN NỮ NGHE DIỆU PHÁP
HOA SEN SANH HÓA BƯỚC LÊN LIỀN.
[48 BÁU = 48 đại nguyện của Đức Phật A Di Đà. Trong cuốn Kinh Bi Hoa (Đại Bi Liên Hoa) ngoài việc nói đến nhân duyên tiền thân của Đức Phật A Di Đà cùng với rất nhiều vị Phật và Bồ Tát khác, phần lớn nội dung kinh giảng về Pháp Bố Thí trong tinh thần Đại Thừa như là một phương tiện để hiển bày tâm đại bi của Bồ Tát.]
Lời nói diễn nghĩa sâu vi diệu
Ai năng tinh tấn tu thảy đều
Sáu Pháp Ba La Mật lớn này
Nay hội tụ tạng pháp Ta kêu.
[6 PHÁP BA LA MẬT = Bố Thí, Trì Giới, Nhẫn Nhục, Tinh Tấn, Thiền Định, Trí Tuệ. Trong 6 hạnh Ba La Mật thì Bố Thí, Trì Giới, Nhẫn Nhục là tu Phước còn Thiền định và Trí tuệ là tu Huệ. BA LA MẬT hay BA LA MẬT ĐA = dịch là Đáo Bỉ Ngạn hoặc Độ Vô Cực hoặc Độ Sự Cứu Cánh. Ba La Mật Đa có nghĩa là những pháp hành (phương tiện của Bồ Tát đạo) rốt ráo, có khả năng đưa người tới được bờ kia, có khả năng chuyển hóa từ Vô Minh đến Giải Thoát. Có 4 nhóm Ba La Mật: (1) Lục Ba La Mật; (2) Thập Ba La Mật; (3) Tứ Ba La Mật; (4) Mật Giáo Ba La Mật Đa. Tùy theo kinh văn mà thành phần của mỗi nhóm có khác nhau.]
Giới bực học đủ hạnh Bồ Tát
Ta nói pháp này tiếng lời pháp
Mười phương thế giới nghe nói pháp
TA DẶN RÕ: LÒNG CHUYÊN NIỆM PHẬT!
Sa Di Đà Ra Tất Na Đa
Chiên Đà La Ha Ta Đát Đa
Ba La Mật Đa Bát Đẳng Mế
Nhập Phạ Ra Nhập Phạ Ra Đa
Ta Na Chi Tạ Xi Ta Na
Trù Tung Ta Đàn Bế Diếc Ta Đà.
NAY TA HẠ [TRẦN] THUYẾT GIẢNG TÂM KỆ
Thấy được nghe vậy MAU TỈNH MÊ
Được sống tu đạo MAU BUÔNG BỎ
CHÁNH PHÁP VI DIỆU LỜI DẠY NGHE.
Mấy ai qua ải đường sanh tử
Nghe câu kệ pháp lành PHẬT TỪ [TỪ THỊ & TỪ BI]
Bao lầm lỗi mẫn từ đời này
Bỏ ác về lành khéo tựa thay.
Biết cao thượng những ngày phút cuối
Tạo hạnh từ [mẫn] đời này tụ hội
Không giận hờn lời nói hiền lương
Không chống đối hại người tu phưởng [mới].
Phật đạo tâm tu hưởng nhàn an
Không gián đoạn chứng đắc dễ dàng
Lời dạy này THUYẾT GIẢNG GIẢI THOÁT
Bỏ sân si SỐNG HẠNH BỒ TÁT.
HÃY ĐẢNH LỄ CHÁNH PHÁP NGÀY NAY
ĐOẠN TẬN DIỆT KHÔNG TẠO ÁC LAI
CHƠN HẠNH PHÚC MỌI LOÀI HẠNH PHÚC
ĐẢNH LỄ PHẬT NƠI ĐÂY OAI LỰC
GIỮA HƯ KHÔNG ĐẠI BỰC THẾ TÔN
THÂN KIẾN PHẬT KHÉO Y TỰA LÒNG.
PHẨM 2:
THỀ TRỌN ĐẠO MỘT LÒNG CẦU PHẬT
Thân hóa [hóa thân] giáo pháp [pháp giáo]
Pháp [giảng thuyết] khắp mười phương
Vô lượng muôn ức
Chư Phật phương Tây [thế giới Cực Lạc]
Như Lai Tịnh Độ
Thượng vô nên đào [che trùm]
Tướng mạo oai nghi
Bảo vị kim luân
Đồng đăng giáng hạ
Phật tá sự nan
Ẩn tận khả thế
Bồ đề tịnh thanh
Ba Lăng Kiết Chất
Sa Chất Chất Đa
Yết Ra Ha Yết
Na Yết Ra Tỳ
Trà Kỳ Ni Thập
Hắc Tất Đa Du
Sa Dụ Thô Đà.
Sắc bất dị không, không bất dị sắc
Sắc tức thị không, không tức thị sắc
Không tướng bất sinh, bất diệt
Bất cấu, bất tăng, bất giảm
Không trung vô sắc, vô thọ, vô nhãn
Vô sắc giới , vô nhãn giới, vô ý thức giới
Vô vô minh, diệc [cũng] vô vô minh tận, vô lão tử
Đắc Ri Ra Trụ Đà Ni.
Hương mầu bay khắp mười phương
LỄ NGHI [HÃY] BÀY THỈNH PHẬT VƯƠNG ĐẠI ĐỒNG
Trần hồng tiến tới đất KHÔNG
KHÔNG [là] đường về, cõi Tây Đông rõ tường.
HƯƠNG HOA BÁU NGỌC TÂY PHƯƠNG [của địa cầu]
HƯ KHÔNG HÒA ĐIỆU SẼ TƯỜNG NAY MAI
Nửa vầng trăng [bán nguyệt, giữa tháng] sáng nguyệt khai
Phụng rồng tá trợ nay mai trổ hình.
TÂY PHƯƠNG GIÁO CHỦ đăng trình
Anh tài minh triết trung trinh vẫy vùng
Đang hồi xử trị trần lung
Hữu vô vô hữu tuyệt cùng lắng nghe!
Sáng trưa chiều tối niệm nhiều
Sáu câu LỤC TỰ [DI ĐÀ] bồ đề dựa nương
Phật rọi xa gần vạn tướng
Kiểng duyệt Kỳ Tam đồng vướng đổi thay.
Chúc tất cả đường tu đắc đạo
Pháp thệ nguyền danh hiệu vươn cao
Năm châu thế giới lòng bi hiện
Ta [tự mình] diệt si mê hạnh dồi trao.
Bồ đề an lạc mau tiến bước
Bến tục ta [tự mình] lìa gieo công đức
Nguyện tu chánh pháp rộng tình thương
Gieo duyên Phật tánh an hưởng phước.
Hiện Ta Ta hiện độ bá trần
Người mau giác ngộ cứu lấy thân
DANH TA CẦU [NẾU] MUỐN MAU TU ĐẠO
CHÍ ĐẠI TỪ BI ÁNH ĐẠO VÀNG.
Ta trở gót hoa sen vội đến
Tạm rời xa nam nữ chớ quên
Ta phóng quang từ bi tiếp độ
Với chúng sanh làm lành đề tên.
Si tan độ xuất đạo quân hồng
Chi nhân chi tánh lập bất công
Trì thân chí đạo duyên khai mở
CHÁNH PHÁP RA ĐỜI TẠO HUYỀN CÔNG.
Chí Tâm Đảnh Lễ Di Lạc Phật Vương
Đại Lực Quang Minh Thiên Tôn Vô Lượng Đại Từ Bi. (3)
5. HỒI HƯỚNG
Xin dâng tất cả ba công đức
Hồi hướng đến vô lượng quần sanh
Mong Phước Trí tất cả đều thành
Chung tiến hóa thiện lành vun đắp.
Chí Tâm Đảnh Lễ Huyền Khung Cao Thượng Đế
Hồng Oai Hồng Từ Tứ Phước Hựu Tội
Ngọc Hoàng Đại Thiên Tôn. (3)
Chí Tâm Đảnh Lễ Vô Thượng Hư Không
Diêu Trì Kim Mẫu Vô Cực Đại Từ Tôn. (3)
Chí Tâm Đảnh Lễ Chư Khai Giáo Đạo Tổ
Giác Thế Đại Từ Tôn. (3)
Chí Tâm Đảnh Lễ Long Hoa Giáo Chủ
Chuyển Thế Đại Từ Tôn. (3)
Chí Tâm Đảnh Lễ Phật Thánh Tiên Liên Kỳ Hải Hội (3)
HẾT
|