ĐỨC GIÁO TÔNG THÁI BẠCH KIM TINH GIẢNG TÂM, Ý, THÂN

25 Tháng Mười Một 20225:30 CH(Xem: 2933)



BÌNH-MINH ĐẠI-ĐẠO II

ĐÀN LỄ KỶ NIỆM NGỌC-ĐIỆN HUỲNH-HÀ

Ngày 24-6 Kỷ-Dậu (6-8-1969)

     
THÁI-BẠCH KIM-TINH,
Bần-Đạo chào chư Thiên-mạng, chư hiền đệ muội tam ban đàn tiền.


Thi:

Hạ mùa sắp mãn cảnh âm-u,

Bão táp vần-xây cõi thế phù,

Un đúc tinh-thần gầy Thánh-Đức,

Giồi-mài trí não hưởng Trời Thu.

Tô-bồi nghĩa Đạo lên Bồng-Đảo,

Luống-cuống tình đời uổng kiếp tu,

Sóng dập ba-đào đùa bể cạn,

Đưa người thiện-lạc được ngao-du.

     
Bần-Đạo miễn lễ chư hiền an tọa nghe Bần-Đạo luận.     
Nầy chư Thiên-mạng hiền đệ! Giờ lành Bần-Đạo hạ trần nơi Ngọc-Điện do khải triệu Hiệp-Thiên thỉnh Bần Đạo hạ cơ, huấn dụ để ban ra những lời hữu ích cho chư Thiên-mạng cùng liệt-sĩ hiền tu nhớ lấy, hầu ghi nhận vào lòng, để làm phương châm trong khi hành đạo, khỏi phải lệch-chênh về trách nhiệm.

      Nầy chư Thiên-mạng! Trách-nhiệm mình, dù cho Bần Đạo sắc ban hay nhơn sanh đề đạt, đó là nhơn-ý tức Thiên ý cũng đồng một lý. Bần-Đạo nhắc lại cho chư Thiên mạng thừa hành, nên quay lại nhiệm-trách mình, để thừa hành sứ mạng làm gương cho mọi cơ-cấu tương lai của nền Đạo pháp.

      Cơ-cấu đạt thành, bản vị sáng tỏ: Bản vị sáng tỏ tức Thiên-lý huờn nguyên. Thiên-lý huờn nguyên thì Thiên mạng đã hứng đạt được nơi khiếu quan mình hầu tiếp xúc cảm thông với luồng Thiên-điển. Tuy chư hiền chưa đủ đầy chơn-điển để tiếp Tiên-Thiên chơn khí, nhưng cũng là được quá bán phần để hiểu bổn phận, để phân tách trách nhiệm, để thực hành điều huấn dụ hầu nhận lấy một phạm vi của mình trong khi giao phó. Như vậy chư Thiên-mạng thừa hành mới đủ đức tính, để làm trụ cốt cho đời như cho tổ chức, hiện thời mà chư Thiên-mạng đã thay thân cho Bần Đạo đó.

      Đây Bần-Đạo hạ trần chứng lòng cương quyết tạo thành Kỷ-Lễ. Bần-Đạo lưu lại đôi dòng, chư Thiên-mạng hiền đệ suy chung, hầu làm một căn bản cho lòng mình để tiến lên phẩm vị. Đây Bần-Đạo đề đôi đoạn, chư hiền từ sắc phẩm đến chư đệ muội đẳng đẳng, ôn-nhuần để làm món ăn tinh thần, chờ ngày Đại-Đồng phán định, hầu có phương dược hộ thân, phô bày đại chúng đó. Điều cần thiết nên thực hành là:

            Dục tu Tiên-Đạo, Tiên tu Nhơn-Đạo;

            Nhơn Đạo bất tu, Tiên-Đạo viễn hỉ.

Câu luận nầy đã lưu lại nhàm tai của chư hiền, nhưng điều thực hiện thì chư hiền chưa hề đạt được. Bần-Đạo giải thích cho chư hiền tường là: Muốn tu theo nền Tiên-Đạo, thì trước hết chư hiền cần thi hành Nhơn-Đạo, Nhơn-Đạo tức là hành thiện.

            Hành thiện chi nhơn như Xuân viên chi thảo,

            Tuy bất kiến kỳ trưởng nhi nhựt nhựt đa.

Câu nầy chư hiền đều nằm lòng, nhưng bao giờ chư hiền thực hiện? Nghĩa là: Người làm lành như luống cỏ mùa Xuân, tuy không thấy lớn, nhưng ngày càng đầy-dẫy nơi nội, đó là vì cỏ mùa Xuân. Xuân thuộc mộc, mùa mát-mẻ sương tuyết đượm chan, vạn vật thảo mộc đều trưởng thành một cách tự nhiên. Đó là Bần-Đạo ví-dụ cho chư hiền tường.

            Chung thân hành thiện, thiện du bất túc,

            Nhứt nhựt hành ác, ác tự hữu dư.

là những điều làm lành giúp đời, giúp những người lân cận bên ta, suốt trọn đời ta làm còn chẳng đủ. Đó là điều lập âm chất tùy khả năng, tùy lòng mình là môn đồ của Đức Chí-Tôn, môn đệ của Tam-Giáo đạt được kỳ công hành thiện như thế mới hãnh diện.

      Con người chung đụng ở cõi trần, lòng hành thiện của con người đạt được một điểm, dù tế vi, lòng mình vẫn đầy tươi nhuận, sảng khoái muôn vàn, nơi tâm ứng hiện để tán trợ lòng thành của mình trong giờ suy luận. Chư hiền bế quan định lại xem có như thế chăng?

      Còn “Nhứt nhựt hành ác, ác tự hữu dư” nghĩa là: Một ngày làm ác, thì ác đã có dư. Một giờ chư hiền thực hiện điều trái hẳn, trái hẳn với người, trước trái hẳn lòng ta, dù chư hiền trong lúc thực hiện chưa suy nghĩ là do vật-dục thúc đẩy làm cho tinh thần chư hiền bị đẩy mạnh. Nhưng sau khi lòng chư hiền đã tự hối, tự hối trong đêm trường: lắm khi chư hiền muốn hủy mình, để đền bù tội ác. Như vậy tòa lương-tâm của chư hiền phán đoán rất công minh, nào là Tâm tà, Tâm chánh cũng do Tâm phát xuất, đừng để dẫn dắt đi sai lạc ngoài lề lối, thì đành rũ xác trước mọi người, dù chư hiền đã sống trên phần nhung lụa. Như vậy chư hiền đang tôn thờ Thiên-Đạo của Đức Chí-Tôn, dưới quyền điều khiển của Bần-Đạo giáo huấn. Chư hiền phải minh sao để phân tách Tâm tà, Tâm chánh. Chư hiền nhớ lại:

Chánh tà hai lẽ đoán sao ra

Nhưng lòng con người nhứt định cương quyết điều phản trắc lòng mình, thì chư hiền đừng thực hiện đối với ngoại nhơn, đó là Chánh vậy. Còn những điều mà chư hiền không muốn ngoại nhơn trao cho chư hiền, mà chư hiền lại trao cho ngoại nhơn, đó là điều Tà tâm vậy. Cần minh định không sai lầm: Tà Chánh, Chánh Tà đều do ta định lấy, nếu chư hiền không quyết đoán phân minh, như vậy chư hiền tự đưa mình vào nơi cõi hạ đó.

      Chư hiền cần định nơi TÂM. Chữ Tâm là quyết định, cho con người thành Tiên, đắc Phật cũng Tâm, mà đưa con người xuống Diêm-Đài sa đọa cũng Tâm. Vì chữ Tâm trên có ba điểm:

Tam điểm như tinh tượng,

Hoành câu tợ nguyệt tà.

Phi mao tùng thử đắc,

Tố Phật dã do tha.

      Là trên có 3 điểm như ngôi sao tinh tú, phía dưới có một vòng bán nguyệt như lưỡi câu bọc dưới. Đưa con người đến Niết-Bàn chứng vị cũng đấy, chư hiền cần chọn mà thi hành, để tránh điều hủy-hoại thân tâm, đó là Tâm. Còn Ý?

      Chữ Ý: là hiện-trạng Tâm, trên điểm Thái-Cực, nhị âm dương cùng Tứ-Tượng ở đó là chữ Lập, giữa chữ Viết, viết chữ Khẩu là Tứ-Tượng, thêm một ngang giữa là Ngũ-Hành nằm trên chữ Tâm, đó là vạn sự do Tâm phát xuất. Như vậy không lầm, mỗi hiện tượng của chữ đều đủ đầy ý nghĩa, nhưng chư hiền còn thiếu nghiệm suy thành xem thường như thế.

      Tâm-Ý, nhưng Ý thuộc Tâm bao-bọc tải thân, như vậy cũng là Tâm chủ-trì cho Ý.

      Đây đến THÂN:

      Thân là bản thể của chư hiền, đều thọ khí âm dương cấu tạo thành hình thể, nội dung Tạng, Phủ, Can-trường, sánh cùng Trời Đất, sánh cùng bầu vũ-trụ, chư hiền nào thiếu, chỉ thiếu là:

Thiên Địa vô tư,

Nhơn-loại hữu tư.

        Do lòng hữu tư của chư hiền, khiến nên phân tách Người, Ta, Kia, Nọ.

      Về phần tư-kỷ, tư-tâm, tư-ý, tư-thân, tư-dục, mọi người đều riêng ra, thành chư hiền quên hẳn vô-tư để lượn lần theo Tuần-Huờn Vũ-Trụ. Thân của con người đúc kết tạo thành do nhị khí huờn hình, trước điểm tinh-ba cấu tạo, được chiết điểm Linh-Quang của Đức Chí-Tôn ban cho nhơn-loại, từ một cử động diệu hiền cho đến ngày phát xuất. Như vậy đó là một hiện-trạng đủ đầy quyền năng để cho chư hiền nhận lấy, nhưng chư hiền quên lảng rằng: Quyền năng ấy của ai ban cho? Vì Thiên Địa vô-tư không bao giờ nhắc ân-huệ nầy đối với chư hiền, hay đọa đày đối với người tội lỗi.

      Luật công-bình, luật vô-tư tạo thành Càn-Khôn Thế Giới. Dù chư hiền không tìm đường phản bổn, thì điểm Linh-Quang chịu sa đọa là tự lòng mình không tạo lấy ngôi vị cho mình, nào phải Luật Tuần-Huờn không công-bình đối với chư hiền? Chư hiền không tạo lấy ngôi vị, thì chư hiền phải chịu hình phạt. Chư hiền quên lảng vô-tư ấy. Như vậy tâm con người làm chủ bản thân tối trọng, để Linh Quang nương tựa vào thân mà làm điều thiện-lạc, trau-giồi bản tánh hầu trở lại vị cũ từ xưa.

      Vậy Thân chư hiền nên suy lường: Thân tức là vật. Thân tướng chư hiền đầy đủ tốt tươi, nhưng cũng phải trực thuộc nơi Tâm điều khiển. Chư hiền nên nhớ câu nầy:

Hữu tâm vô tướng, Tướng tự tâm sinh.

Hữu tướng vô tâm, Tướng tùng tâm diệt.

Là: Xuất hiện thân sinh của chư hiền bên ngoài đầy đạo mạo nghiêm trang, nhưng sự nghiêm trang đó, đối với kỷ luật thường nhơn là một trọng hệ, một gương mẫu, nhưng không trọng hệ bằng Tâm người. Tâm con người thiếu Tâm Ý, đưa linh hồn vào nơi sa đọa, thì dù bản thân bên ngoài có lụa là nhung gấm, như thế cũng chẳng ích chi.

      Còn bản thân chư hiền, ở vào cõi tạm bùn lầy dơ bẩn, bên ngoài sự trang-nghiêm thiếu phần khoa học, nhưng lòng chư hiền đầy đạo-đức, biết thương người, phục thiện cho người, truyền huấn dụ cho người, và những điều cần ích cho người cùng ta một ý, tất nhiên bản thân kia uốn lượn theo chiều con tâm sử dụng, đó là con tâm giữ được thăng bằng không cho sóng trần tham vọng dấy động làm cho bản thân kia phải chiều theo con tâm sử dụng. Như vậy chư hiền chủ được con tâm tức là Phật ngự tại Niết-Bàn vô cảnh đó.

      Giờ đây Bần-Đạo hạ trần chứng lễ lưu lại cho chư hiền đôi đoạn hầu làm tài liệu học tập sau nầy. Bần-Đạo còn diễn dụ cho chư hiền kế tiếp.

      Thăng...

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
30 Tháng Bảy 2018(Xem: 13806)
Đàn cơ tại Bát Quái Đồ Thiên (Hà Tiên) năm 1935. Thi thơ cơ mật của Cao Đài chỉ lưu hành nội bộ, đến khi cả thế giới xảy ra cảnh: “Ngòi lửa dậy bốn bề nao nức, Năm Châu tràn tuyệt dứt nhơn sanh” và “Trung Đông chiến họa lưỡng dân điêu tàn.” thì nội dung mật đàn này mới được phép phổ biến. Sau năm 2001 chính là thời điểm.
04 Tháng Ba 2018(Xem: 19694)
Thiên thơ của Thiên Ánh Đạo Vàng với những tiên tri liên quan đến Thiên Đạo Huyền Không.
11 Tháng Ba 2018(Xem: 37667)
Mật điển của Phật Thầy Bửu Sơn, Pháp Chủ Thiên Khai Huỳnh Đạo chấp bút.
01 Tháng Bảy 2018(Xem: 13166)
Mật điển của Phật Thầy Bửu Sơn, Pháp Chủ Thiên Khai Huỳnh Đạo chấp bút.
05 Tháng Bảy 2018(Xem: 10211)
Đàn Cơ Thiên Khai Huỳnh Đạo. Đức Phạm Công Tắc, Hộ Pháp Cao Đài Đại Đạo Giáng Điển.
05 Tháng Bảy 2018(Xem: 10087)
Điển thi của Thiên Khai Huỳnh Đạo. Đức Ngôi Hai giáng đàn.
31 Tháng Bảy 2018(Xem: 15863)
Điển Sấm của Phật Thầy Tây An, Ngọc Thanh Tiên Trưởng và Trạng Trình. Xuống điển năm 1976.
31 Tháng Bảy 2018(Xem: 12608)
ĐÀN CƠ NGŨ PHỤNG KỲ SƠN.
01 Tháng Tám 2018(Xem: 12739)
Đàn cơ của Thiên Khai Huỳnh Đạo. Nội dung chứa đựng nhiều mật khải quan trọng.
23 Tháng Tám 2018(Xem: 18162)
Những lần vấn đáp với Cô Lê Hoàng Kim, được biết đến là Kim Thân Cha, qua một thời gian dài được sưu tập và ấn bản có tên Thượng Đế Giảng Chơn Lý.
04 Tháng Mười 2018(Xem: 8075)
"Thất Nhựt Du Tiên" do Đức Ngô Chưởng giáo Ngô Văn Dư giáng cơ tại HỘI THÁNH THIÊN KHAI HUỲNH ĐẠO .. sau khi liễu đạo,
04 Tháng Mười 2018(Xem: 7369)
Huyền Khung Thượng Đế tóm lượt những chuyển biến của Đạo Cao Đài và ...
04 Tháng Mười 2018(Xem: 8724)
Kìa hướng Bắc chòm sao đẩu tinh đà ứng lộ, Xẹt vào Nam khắp chỗ ánh hào quang, Chiếu tường-vân ngũ-sắc khắp Nam-bang, (Tiên tri của Phật Thầy Tây An; đàn cơ 6/3/1971, Kinh Bình Minh Đại Đạo Quyển 3)
27 Tháng Mười 2018(Xem: 7432)
... Nhưng trên phương diện dân tộc và sự phấn phát đã đem lại cho nền Phật-giáo Việt Nam thì Bửu- Sơn Kỳ- Hương không khác Trúc Lâm Yên Tử.
11 Tháng Giêng 2019(Xem: 25997)
Đại học là một trong 4 sách cơ bản trong bộ Tứ thư của Nho gia...
12 Tháng Tám 2019(Xem: 10033)
Thượng Đế nói về TAM GIANG CAO ĐÀI.
26 Tháng Ba 2020(Xem: 7883)
Tiên tri của Cao Đài, của Bần Sĩ Vô Danh, Của Hộ Pháp Phạm Công Tắc...
29 Tháng Ba 2020(Xem: 6631)
Tiên Tri của Cậu Bần Sĩ Vô Danh.
23 Tháng Tư 2020(Xem: 8779)
Điển Thi Huyền Khải của các vị Thiên nhơn Sư trong cõi vô hình do các huynh đệ của nhóm Thiên Ánh Đạo Vàng chấp bút và xuất bản.
24 Tháng Mười Một 2022(Xem: 4150)
24 Tháng Mười Một 2022(Xem: 2198)
24 Tháng Mười Một 2022(Xem: 4144)
05 Tháng Mười Hai 2022(Xem: 4147)
07 Tháng Mười Hai 2022(Xem: 2151)
13 Tháng Giêng 2023(Xem: 1935)
04 Tháng Mười Một 2023(Xem: 138)
26 Tháng Bảy 2024(Xem: 981)
26 Tháng Bảy 2024(Xem: 350)
26 Tháng Bảy 2024(Xem: 540)
28 Tháng Chín 2024(Xem: 4636)
THÍCH CA MÂU NI THẾ TÔN THUYẾT GIẢNG.