BÁT NHÃ TÂM KINH

28 Tháng Ba 202110:51 SA(Xem: 2120)

Ngày 27 tháng 3 năm 2021, lúc 2 giờ chiều, Đức Ngài pháp kệ bài Kinh Bát Nhã Đáo Bỉ Ngạn (Prajñāpāramitā Sutras/Prajna Paramita Sutra) cho môn sinh của Giáo Hội Thiên Trường nghe. Nguyên văn từ miệng của Đức Ngài như sau:

[Prajna = Bát nhã. Pra = đầy đủ. Jna = Trí tuệ. Param = Bỉ ngạn; Ita = Đến; Sutra = Kinh. Prajna Paramita Sutra = Nguyên nghĩa tiếng Ấn là Kinh Bát Nhã Đáo Bỉ Ngạn. Trung Hoa dịch thành Kinh Bát Nhã Tâm.]



Tất cả các Bồ Tát

Chứng Diệu Trí Bát Nhã

Thấy rõ ràng năm uẩn

Tự tánh đều không có

Nên không bị trói buộc

Bởi tất cả khổ ách

Hoàn toàn được tự tại

Bồ Tát Quán Tự Tại.

 

Này bậc Trí Huệ Lớn

Sắc không chẳng khác nhau

Không chẳng khác gì sắc

Sắc đích thật là không

Các uẩn đều như thế.

 

Này bậc Trí Huệ Lớn

Tướng không của chư pháp

Chẳng sanh cũng chẳng diệt

Chẳng tăng cũng chẳng giảm

Chẳng dơ cũng chẳng sạch

Tướng mọi pháp đều không.

 

Này bậc Trí Huệ Lớn

Vì trong cái tánh không

Chẳng có sắc, thọ, tưởng

Chẳng có hành, thức uẩn.

Chẳng có nhãn, nhĩ, thiệt

Chẳng tỉ, thân, ý căn

Chẳng có sắc, thanh, hương

Chẳng vị, xúc, pháp trần

Chẳng có nhãn, nhĩ giới

Đến cả ý thức giới

Mười tám cái đều không.

 

Chẳng có luôn vô minh

Chẳng có hết vô minh

Cho đến chẳng lão tử

Cũng chẳng hết lão tử

Chẳng khổ, tập, diệt, đạo

Chẳng trí cũng chẳng đắc.

 

Vì chẳng chỗ sở đắc

Nên Bồ Tát nương vào

Diệu Trí Bát Nhã Tuệ

Tâm chẳng còn chướng ngại.

 

Vì Tâm chẳng chướng ngại

Sợ hãi cũng chẳng còn

Mọi vọng tưởng điên đảo

Đều có thể xa lìa

Nên Niết Bàn hoát hiện.

 

Chư Phật trong ba đời

Y Diệu Trí Bát Nhã

Thành tựu Vô Thượng Giác.

 

Diệu Trí Bát Nhã Tuệ

Là chân ngôn linh tột

Là chân ngôn chiếu khắp

Là chân ngôn cao nhất

Là chân ngôn không đối.

 

Cho nên khi nói đến

Diệu Trí Bát Nhã Tuệ

Cũng là nói chân ngôn:

Yết Đế Yết Đế Ba

La Yết Đế Ba La

Tăng Yết Đế Đồ Đề

Tát Bà Ha. Liễu nghĩa.

[Yết Đế, Yết Đế, Ba
La Yết Đế, Ba La Tăng Yết Đế, Đồ Đề Tát Bà Ha = Gate Gate  Pāragate Pārasaṃgate Bodhi Svāhā = Đã đi qua, đã đi qua, đã đến nơi bờ bên kia, đã hoàn toàn ở bờ bên kia, Giác ngộ, Ôi sự thành tựu trọn vẹn!]




Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn