NHÂN DUYÊN HIỆN THẾ

28 Tháng Chín 20246:56 CH(Xem: 4296)

NHÂN DUYÊN HIỆN THẾ
Tý thời, ngày mùng 8 tháng 4 năm Quý Sửu – 10/05/1973
 
Tất cả chư Thiên Phong nam nữ đẳng đẳng trang nghiêm cung thỉnh Đẳng Giác Như Lai Ta Bà Giáo Chủ giáng ngự chứng lễ. Vậy thay đổi tiếp điển Huỳnh Quang thủ bút. Truyền chung tất cả thi hành.
(Huỳnh Quang thủ bút)

THI
     Văn minh tiến hóa đọa hồn linh,
     Thù oán mà chi thọ khổ hình?
     Vương Đế, kẻ tù đồng chủng loại,
     Tử tôn tinh tấn tạo cao minh.

Văn Thù Sư Lợi Pháp Vương Tử mừng chung Thiên Phong đồng đẳng. Giờ lành Bồ Tát lai cơ báo tin sắp có Mâu Ni Đẳng Giác lâm phàm. Vậy trang nghiêm túc kỉnh.
Triều nghinh…

THI
     Chuẩn nhận ban phê sắc thượng triều,
     Đề danh linh vị cõi huyền siêu;
     Bồ nghinh Đẳng Giác lai đàn nội,
     Tát đức từ đây kiến luật điều.

HỰU
     Luật điều cho thấy kể từ đây,
     Lỡ một đường duyên vạn kiếp dày;
     Đã thức hôm nay Huỳnh Đạo thượng,
     Nguyên nhân ơi hỡi! Nhớ đừng sai.

THI
     Đạo đức dày công đạt quả lành,
     Hạnh nhu bác ái thị cao thanh;
     Phổ ban lý nhiệm kỳ Ngươn Hạ,
     Hiền đức ai ôi! Chí nhiệt thành.

HỰU
     Nhiệt thành tin tưởng trọn Thiêng Liêng,
     Huỳnh Đạo Kỳ Ba Bát Nhã Thuyền;
     Vớt đại nguyên căn hồi cựu vị,
     Một đường, một lối trở non Tiên.

THI
     Hữu hạnh hôm nay lập đại đàn,
     Mâu Ni Đẳng Giác hạ trần gian;
     Chứng minh Đại Lễ ngày lai thế,
     Đẳng dẳng triều nghinh lớp lớp hàng.
     Lớp hàng Bồ Tát lẫn Thanh Văn,
     Trùm phủ hào quang giữa điện hằng;
     Nhạc trổi vang lừng hòa nhịp điệu,
     Rồng chầu phượng múa lượn cao thằng.
     Sen vàng rực rỡ tỏa mùi hương,
     Nồng nặc thơm tho chốn Phật đường;
     Quả đất rung rinh Thần Thánh bái,
     Phục chầu Bửu Điện hạ trần dương.
     Báo tin Giáo Chủ cõi Ta Bà,
     Sẽ giáng trần ai chuyển pháp hòa;
     Thủ lễ Tăng Ni đồng túc kỉnh,
     Kiếu từ thăng thượng để lời qua.
Triều nghinh…

     Ta là chánh pháp Đạo Hư Linh,
     Bà sắc trần gian lắm khổ hình;
     Giáo huấn nhân sanh tròn quả giác,
     Chủ tâm kềm ý giữ Ngươn Tinh.
     Đẳng đồng hoan hỉ luân xa chuyển,
     Giác ngộ cầu lo tạo quả trình;    
     Mâu huệ duốc từ Tam Giới rọi,
     Ni cùng Tăng hiệp đến Cung Kinh.

HỰU
     Cung Kinh mấy kẻ được ân phong,
     Vì bởi đắm mê chốn bụi hồng;
     Thấy thế từ bi đau xót dạ,
     Ban truyền chỉ điểm Lý Chơn Không.
     Không lợi tình danh chẳng não phiền,
     Không sân ái nộ, vẹn cao nhiên;
     Không còn ích kỷ điều câu chấp,
     Mới thoát cõi trần chứng quả Tiên.
     Quả Tiên muốn đắc phải xa đời,
     Đắm thế đừng hòng doạt vị ngôi;
     Tâm pháp kim ngôn ai hiểu thấu,
     Từ bi là gốc các hiền ôi!
     Hiền ôi! Chỉ có hội này thôi,
     Nếu trễ ngàn năm thọ khảo nhồi;
     Thấy lắm công trình thăng giáng dạy,
     Mấy ai tròn phận nghĩ xa xôi.
     Xa xôi đâu nữa đã kề bên,
     Sắc chỉ gần ban chốn Khuyết Đền;
     Dũ sổ trần gian khai Thánh Đức,
     Đau long Ta lắm chỉ đường lên.

THI
     Miễn lễ đàn trung được tọa thiền,
     Nghe lời huấn dụ Đấng Cao Nhiên;
     Ngàn năm khó gặp Thần Tiên hạ,
     Định tỉnh nghe đây lý diệu huyền.

Ta Bà Giáo Chủ Đẳng Giác Mâu Ni
mừng chung Thiên Phong đồng đẳng. Giờ lành, bần đạo giáng ngự nơi Thiên Đạo Phật Đài để chứng lễ tái Lạc Thành. Lành thay… Lành thay! Hoan hỉ thay! Hôm nay ngày Đại Lễ, Thiên Phong nguyên vị Tam Giang đồng tề tựu về dây thu xếp sắp đặt trang hoàng vẹn mỹ.

Bần đạo hoan nỉ ban ân lành cho chung toàn tất Tăng Ni Trưởng Huỳnh Đạo được hanh thông tinh tấn trên con đường giải thoát, mở tâm khai trí  thức rõ lý nhiệm mầu hầu đạt đạo Long Hoa. Hôm nay là ngày Đản Sanh của bần đạo kỷ niệm ngày xưa, nên trước tiên bần đạo giáng nơi này để chứng lễ Đản Sanh, xin ban ân lành cho Thiên Phong nguyên vị đã nhiệt thành lo liệu.

Này các nguyên nhân! Cac nguyên nhân nên thấu triệt điều nhiệm mầu cao siêu, phải hiểu rằng thế nào? Vì đâu mà Như Lai hạ thế? Bần đạo hôm nay sẽ giảng về “Nhân duyên hiện thế” của Phật Tiên. Vậy Thiên Phong nguyên vị hãy chú tâm nghe rõ.

Này các nguyên nhân! Bần đạo ngày xưa, thời Nhị Kỳ Phổ Độ là Đẳng Giác Bồ Tát từ chốn Niết Bàn Bạch Ngọc đã chứng quả Đại Bồ Tát vô sanh thoát khỏi vòng luân hồi sanh tử thanh nhàn tự toại không còn nghiệp quả ở trần gian. Nhưng tại sao bần đạo hạ cõi trần nhơ tục lụy này để chịu điều đau khổ? Vì đâu? Vì bần đạo từ cõi Hư Cung nhìn xuống cõi Ta Bà này, quả địa cầu lục bát này, trong thời Thượng Ngươn Đức Di Đà đã chiết linh quang mở ra Nhân Đạo, Thần Đạo, Thánh Đạo, lần hồi chuyển sang Tiên Đạo. Các nguyên nhân cũng đã biết Thánh Đạo là dạy Tam Cang Ngũ Thường, là Cơ Nhập Thể, Tiên Đạo là cơ gần như siêu thế chứ chưa hẳn là xuất thế toàn nhiên. Bần đạo với lòng từ bi nhìn xuống cõi Ta Bà này, chúng sanh mãi quanh quẩn trong vòng sanh tử luân hồi, quanh quẩn trong vòng tứ khổ, không biết đâu là cội nguồn., chẳng biết đâu là mục đích, sống chỉ lo tranh danh đoạt lợi, chỉ nghĩ riêng bản thân này: sống trên đời tạo ra nhiều điều nghiệp quả phân chia giai cấp tàn sát lẫn nhau. Đó là phần đời. Còn về phần đạo, trong hàng Tiên Gia cũng rất nhiều kẻ mượn đạo tạo đời, dung pháp thuật của thầy truyền để đi lừa đời gạt chúng làm thất chân truyền, mất lẽ bác ái cao nhiên. Bần đạo vì lòng thương không nỡ ngồi yên nơi Niết Bàn Bạch Ngọc cầu xin với Thượng Hoàng cho hạ san địa cầu 68 này để khai minh Phật Pháp độ dẫn quần sanh; bần đạo xuống cõi trần gian này không phải là định luật của thiên nhiên, định luật của Tạo Hóa an bày bắt buộc chi phối, mà vì lòng từ bi bần đạo thệ nguyện xuống nhưng vẫn phải trình tấu lên với Thượng Hoàng, thọ diệp chỉ của Hư Cung mới được ra khỏi cửa Thiên Môn mà hạ san xuống cõi trần nhơ tục lụy này.

Tại sao bần đạo khi xưa không giáng sanh nơi chốn phẩm vị của hạ lưu hay là trung lưu mà lại giáng sanh vào thượng lưu vương đế. Đã nói rằng tình nguyện xuống thế gian này, chớ không phải bị định luật chi phối thì bần đạo tự do muốn chọn nơi nào, giáng sanh nơi nào là tùy nơi tâm thể của bần đạo vậy. Nhiều người hoang mang cho rằng bần đạo còn lòng nhiễm trần ham danh lợi, lắm thay, lành thay! Nơi cõi Hư Cung thanh nhàn tuyệt lạc trường miên vĩnh cửu còn không màng thay, huống chi là cõi trần nhơ tục lụy trong trăm năm có mấy hồi chỉ là giấc mộng mà thôi. Sở dĩ bần đạo giáng sanh vào quả địa cầu vào hàng thượng lưu vương đế là vì xưa kia bần đạo nhận thấy rằng nước Xá Vệ là Ấn Độ ngày xưa phân chia giai cấp ích kỷ tư riêng, tranh đấu loạn cuồng bần đạo phải tạm mượn phương tiện đế vương giàu sang tột đỉnh để làm gương cho nhân sanh và cũng là để san bằng mọi giai cấp, từ hàng thượng lưu trí cấp bỏ cung vàng vợ đẹp con xinh đi vào rừng sâu nước đọng tham thiền tịnh tọa  sống cảnh khổ hạnh gió sương, mang bình bát đi khất thực làm một kẻ cùng đinh hạ tiện nhứt của xã hội là để cho nhân sanh mọi giai cấp thời đó ý thức rằng trên đời này không có gì tuyệt đối sống trăm năm, sống trong cuộc vô thường nhục vinh tựa thể mây nước hợp tan. Sở dĩ bần đạo dụng như thế là phương tiện đó vậy, cũng có người cho rằng bần đạo lạc lối trong lúc tầm đạo, theo tả đạo bàng môn ép xác khổ hạnh trong sáu năm trường để rồi xác thân phải tiều tụy. Lầm thay, lầm thay!

Chẳng lẽ Ta là Đấng Đẳng Giác Bồ Tát từ cõi Hư Cung hạ thế mà lại lầm lạc hay sao? Cũng có thể nói là lầm lạc nhưng cũng có thể nói không phải là lầm lạc. Tại sao? Điều này các nguyên nhân nên nhớ rõ: Đây là phần Hình Nhi Thượng Học! Nơi cõi Niết Bàn bần đạo là Đẳng Giác chỉ còn một chơn linh sáng suốt toàn nhiên, thêm vào đó là Kim Thân Tiên Thể bao trùm chơn linh đó. Trước khi muốn hạ cõi trần gian này thì phải bỏ xác gọi là Kim Thân Tiên Thể lại cõi chơn linh kia chiết ra một phần chơn linh nhỏ, mượn thể trí là thanh khí cõi Thượng Thiên, xuống cõi Trung Giới mượn thêm thể vía của cõi Trung Thiên bao bọc bên ngoài nữa là hai lớp; Khi mượn thân thì mượn thêm một thể phách nữa bao trùm là ba lớp. Cũng như các nguyên nhân hôm nay luyện pháp muốn trở về cõi Hư Cung Bạch Ngọc, khi đã kết Thánh Thai xuất khiếu hiển thần dĩ nhiên phải bỏ thể xác tứ đại này trả về cho tứ đại, chỉ còn một Kim Thân, một Tiên Thể bao trùm thần linh tối diệu hầu trở về với cõi cao siêu, lên càng cao thì khí thanh càng nhiều. Bần đạo ngày xưa nơi cung vàng điện ngọc là Thái Tử Sĩ Đạt Ta vẫn có lòng tham dục, vẫn phiền não đa đoan như mọi người vậy; nhưng có khác hơn là bản thể hư linh, một phần tử hư linh tàng ẩn trong xác thân tứ đại, tuy là hưởng vật dục trần gian nhưng đôi lúc cảm thấy bùi ngùi dường như có một sự gì, có sứ mạng gì? Sống trong cung vàng điện ngọc mà ngỡ rằng đó là những ngục tù, cung phi mỹ nữ ngỡ rằng đó là những xiềng xích, danh vọng kia bần đạo cảm nghĩ đó là những tên ghi chặt nơi địa ngục này không lối thoát. Nếu phần tử linh quang này không có sự điều khiển bản thể chánh nơi cõi Tiên Nhiên thì vẫn sa đọa như thường. Bản thể chánh ngự nơi cõi Tiên Thiên, bao giờ cũng trực tiếp nơi phần tử dưới thế gian này, đúng cơ duyên đúng ngày giờ bản thể trên điều khiển cho phần tử linh quang dưới này xa ba danh tình lợi lộc để đi tìm Chánh Đạo.

Khi xưa, bần đạo đi tầm Chánh Pháp là để mong độ dẫn quần sanh thoát khỏi rừng mê bể khổ, chớ không phải bần đạo đi tìm lối thoát riêng cho cá nhân. Bần đạo vì lòng đại từ bi thương chúng sanh nên mới có chí đại hùng mãnh liệt, ngồi dưới cội bồ đề sáu năm khổ hạnh chẳng nài nắng sương gió mưa lao khổ, thà chết, thà hủy bỏ xác thân này chớ nguyền không bỏ những điều đã quyết định. Vì lòng từ bi đó, vì chí đại hùng đó hợp với Thiên Ý, hợp với Đại Linh Quang từ cõi Tối Thượng Huyền Linh, sự cảm ứng Hậu Thiên có phần hiển hóa từ cõi Vô Vi truyền xuống. Cho nên bần đạo đầy đủ mãnh lực kiên chí bền tâm đúng sáu năm là ngày qui định bản thể chánh từ cõi Tiên Thiên nhập vào với phần tử linh quang dưới này thì thoát nhiên đại ngộ chứng quả vị gọi là Chánh Đẳng Chánh Giác Như Lai. Đó là tiền căn ngày xưa bần đạo đã trải qua vô số kiếp tu hành khổ công, hy sinh vì Đạo, vì chúng sanh; khi giáng trần chơn linh kia cũng không xuống trọn vẹn, chỉ một phần tử linh quang. Đó nguyên nhân nên thấu triệt điều này là siêu lý tinh hoa của Huỳnh Đạo. Các nguyên nhân thử nghiên cứu kinh điển của Tam Giáo hiện giờ coi có như thế này hay không? Tại sao bần đạo không ngồi nơi gốc bồ đề bẩy, tám năm hay là năm, bốn năm mà lại ngồi sáu năm. Sáu năm đó có nghĩa là tượng trưng cho lục căn, lục thức và lục trần.

Người hành đạo phải gìn giữ lục căn đừng cho lục trần xâm nhiễm. Vì lục trần kia xâm nhiễm vào lục căn, cho nên con người mới quanh quẩn trong vòng luân hồi lục đạo.

Tam Nghiệp là Thân, Khẩu, Ý
Lục Căn là Mắt, Tai, Mũi, Lưỡi, Thân, Ý

Tam nghiệp đó nguyên nhân cũng đã biết, lục căn đó nguyên nhân cũng đã hiểu thì sự luân hồi đau khổ ngày hôm nay các nguyên nhân đừng tìm tòi đạo lý ở đâu xa, mà phải tìm nơi bản thể tâm linh của mình. Vì tam nghiệp sinh ra những điều tội lỗi, vì lục trần xâm chiếm, cho nên con người mới tạo ra điều tham lam sân dục, mê si, tạo ra nhiều quả nghiệp cho nên phải chịu luân chuyển trong vòng lục đạo luân hồi không lối thoát. Bần đạo mượn phương tiện ngồi sáu năm nơi chốn rừng già là để cho nguyên nhân ý thức sau này người tu phải gìn giữ lục căn, dũ bỏ lục trần để hành theo lục độ hầu đắc được lục thần thông. Các nguyên nhân hiện giờ tuy là qui hướng về Đạo, nhưng bần đạo xét thấy còn rất nhiều chưa thấu triệt được Lý Đạo  siêu thâm, tu còn mong thành tiên, đắc phật thì khó mà đắc tiên chứng quả. Tại sao?

Các nguyên nhân phải biết điều cần yếu: Người tu là phải không còn màng danh lợi tình tiền; khi đã vào Đạo dầu không còn màng danh lợi tình tiền của thế tục nhưng còn ham danh trong Đạo hay lòng dục vọng muốn thành phật đắc tiên thì khó mong đạt quả được. Các nguyên nhân hiện giờ tuy đã thọ chức phẩm của Thầy trên ban xuống, điều đó cũng chưa hẳn hoàn toàn tuyệt đối. Hôm nay, tuy chức phẩm cao nhưng các nguyên nhân không thi hành đúng theo Thiên Lịnh, không kiên tâm trì chí thì đến hội công đồng chẳng những không được đắc quả ngự Đài Liên mà còn phải chịu đại tội trước Tam Giáo Tòa, thì buổi hôm nay dầu chức phẩm nhỏ nhưng trọn một lòng thành tin tưởng, đức tin mạnh mẽ, rèn luyện tâm tánh cho được từ bi quảng đại, khoan dung thì đến hội cộng đồng cũng vẫn được chứng quả vậy.

Bần đạo xưa kia xuất gia tầm đạo, bần đạo xem mình như là người đã chết, chỉ biết chúng sanh thôi, chỉ biết sự khổ của chúng sanh mong tìm lối thoát cho chúng sanh chớ bần đạo không nghĩ riêng cá nhân mình. Bần đạo coi như xác thân đã chết, coi như tâm linh này đã hòa chung cùng chủng loại, quên mình vì thế gian, cho nên được thế gian tôn là Thế Tôn chớ bần đạo không bao giờ xưng ta là Phật. Có câu: “Thiên thượng địa hạ duy ngã độc tôn”. Nhiều người bàn tán rằng: trên Trời, dưới Trời chỉ có Ta là Đức Thích Ca lớn hơn hết, lầm thay! Cái Ta này là cái Ta bản ngã, cái Ta chơn ngã kia là tất cả; là Ta, Ta là tất cả, ta hy sinh vì Đạo Cả, vì chúng sanh; có nghĩa Ta là tất cả, tất cả sẽ tôn thờ Ta như một vị cứu tinh như Đấng Cha Lành, thành đạo là do nơi sự hy sinh đó vậy.

Này các nguyên nhân! Phật Pháp ngày nay đã thất chơn truyền, bần đạo buồn thay! Lâm phàm vào thời Nhị Kỳ Phổ Độ Trung Ngươn chỉ cứu vớt được một số nguyên nhân qui hồi cựu vị, truyền chánh pháp cao minh đến thời Lục Tổ Huệ Năng bên Trung Hoa, đó là bắt đầu chuyển sang thời kỳ Mạt Pháp, cho đến nay Cơ Phổ Độ tam thập niên dư Thiên Khai Huỳnh Đạo chuyển tiếp, tất cả những chi phái đạo hiện thời khả dĩ đáng nói là những vị Chơn Tiên trong Quần Tiên Hội thừa lịnh lâm phàm trong thời kỳ gọi là Tam Kỳ Phổ Độ, mãn cơ duyên của Phổ Độ Tam Kỳ, Đạo Huỳnh chuyển tiếp thì không còn một sứ mạng nào để Khai Đạo nữa. Trừ ra có hàng sứ mạng thọ được linh điển cao nhiên từ trên cõi Tiên Thiên Thượng Giới chấp cơ thủ bút mà thôi, chớ thời Mạt Pháp này không có một vị Phật Tiên Thánh Thần nào mượn xác trọn vẹn để khai minh giáo lý độ dẫn quần sanh nữa vì trong Tam Ngươn đã thất kỳ truyền. Thì ngày hôm nay mở Huỳnh Đạo Thầy Thượng Đế dụng Tinh Quang Siêu Điển, hội Quần Tiên Tam Giáo đề nghị bảng Phong Thần, Phong Thánh, Phong Phật, Phong Tiên, chỉ có một Đấng duy nhất là Di Lạc Phật Vương sẽ lâm phàm vào thời kỳ Tam Kỳ Phổ Độ này để lập hội Long Hoa ban thưởng.

Trước khi lập Hội Long Hoa, sẽ thành lập Đại Hội Long Vân do Di Lạc Thiên Tôn chiết thể là Minh Đế. Ngày hôm nay Cơ Long Vân đang chuyển biến.



 
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
04 Tháng Ba 2018(Xem: 19297)
Thiên thơ của Thiên Ánh Đạo Vàng với những tiên tri liên quan đến Thiên Đạo Huyền Không.
11 Tháng Ba 2018(Xem: 36386)
Mật điển của Phật Thầy Bửu Sơn, Pháp Chủ Thiên Khai Huỳnh Đạo chấp bút.
01 Tháng Bảy 2018(Xem: 12652)
Mật điển của Phật Thầy Bửu Sơn, Pháp Chủ Thiên Khai Huỳnh Đạo chấp bút.
05 Tháng Bảy 2018(Xem: 9498)
Đàn Cơ Thiên Khai Huỳnh Đạo. Đức Phạm Công Tắc, Hộ Pháp Cao Đài Đại Đạo Giáng Điển.
05 Tháng Bảy 2018(Xem: 9716)
Điển thi của Thiên Khai Huỳnh Đạo. Đức Ngôi Hai giáng đàn.
30 Tháng Bảy 2018(Xem: 12859)
Đàn cơ tại Bát Quái Đồ Thiên (Hà Tiên) năm 1935. Thi thơ cơ mật của Cao Đài chỉ lưu hành nội bộ, đến khi cả thế giới xảy ra cảnh: “Ngòi lửa dậy bốn bề nao nức, Năm Châu tràn tuyệt dứt nhơn sanh” và “Trung Đông chiến họa lưỡng dân điêu tàn.” thì nội dung mật đàn này mới được phép phổ biến. Sau năm 2001 chính là thời điểm.
31 Tháng Bảy 2018(Xem: 14623)
Điển Sấm của Phật Thầy Tây An, Ngọc Thanh Tiên Trưởng và Trạng Trình. Xuống điển năm 1976.
31 Tháng Bảy 2018(Xem: 11616)
ĐÀN CƠ NGŨ PHỤNG KỲ SƠN.
01 Tháng Tám 2018(Xem: 11671)
Đàn cơ của Thiên Khai Huỳnh Đạo. Nội dung chứa đựng nhiều mật khải quan trọng.
23 Tháng Tám 2018(Xem: 15329)
Những lần vấn đáp với Cô Lê Hoàng Kim, được biết đến là Kim Thân Cha, qua một thời gian dài được sưu tập và ấn bản có tên Thượng Đế Giảng Chơn Lý.
04 Tháng Mười 2018(Xem: 7706)
"Thất Nhựt Du Tiên" do Đức Ngô Chưởng giáo Ngô Văn Dư giáng cơ tại HỘI THÁNH THIÊN KHAI HUỲNH ĐẠO .. sau khi liễu đạo,
04 Tháng Mười 2018(Xem: 7085)
Huyền Khung Thượng Đế tóm lượt những chuyển biến của Đạo Cao Đài và ...
04 Tháng Mười 2018(Xem: 8320)
Kìa hướng Bắc chòm sao đẩu tinh đà ứng lộ, Xẹt vào Nam khắp chỗ ánh hào quang, Chiếu tường-vân ngũ-sắc khắp Nam-bang, (Tiên tri của Phật Thầy Tây An; đàn cơ 6/3/1971, Kinh Bình Minh Đại Đạo Quyển 3)
27 Tháng Mười 2018(Xem: 7008)
... Nhưng trên phương diện dân tộc và sự phấn phát đã đem lại cho nền Phật-giáo Việt Nam thì Bửu- Sơn Kỳ- Hương không khác Trúc Lâm Yên Tử.
11 Tháng Giêng 2019(Xem: 21255)
Đại học là một trong 4 sách cơ bản trong bộ Tứ thư của Nho gia...
12 Tháng Tám 2019(Xem: 8538)
Thượng Đế nói về 12 chi phái Cao Đài.
26 Tháng Ba 2020(Xem: 6659)
Tiên tri của Cao Đài, của Bần Sĩ Vô Danh, Của Hộ Pháp Phạm Công Tắc...
29 Tháng Ba 2020(Xem: 6031)
Tiên Tri của Cậu Bần Sĩ Vô Danh.
23 Tháng Tư 2020(Xem: 8307)
Điển Thi Huyền Khải của các vị Thiên nhơn Sư trong cõi vô hình do các huynh đệ của nhóm Thiên Ánh Đạo Vàng chấp bút và xuất bản.
24 Tháng Mười Một 2022(Xem: 3501)
24 Tháng Mười Một 2022(Xem: 1831)
24 Tháng Mười Một 2022(Xem: 2737)
25 Tháng Mười Một 2022(Xem: 2338)
25 Tháng Mười Một 2022(Xem: 1652)
25 Tháng Mười Một 2022(Xem: 1774)
25 Tháng Mười Một 2022(Xem: 1880)
05 Tháng Mười Hai 2022(Xem: 3568)
07 Tháng Mười Hai 2022(Xem: 1849)
13 Tháng Giêng 2023(Xem: 1609)
13 Tháng Giêng 2023(Xem: 1698)
26 Tháng Bảy 2024(Xem: 203)
26 Tháng Bảy 2024(Xem: 142)
26 Tháng Bảy 2024(Xem: 308)